|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến tranh thương mại (Trade war) là gì? Lợi ích và tác hại của chiến tranh thương mại

10:42 | 03/10/2019
Chia sẻ
Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: Trade war) là tình huống trong đó các nước tham gia vào thương mại quốc tế tìm cách giảm bớt các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh thông qua thuế quan, hạn ngạch hoặc những hạn chế khác đối với hàng nhập khẩu.
7e3cdbe4f5a41cfa45b5

Hình minh họa (Nguồn: VCG)

Chiến tranh thương mại

Khái niệm

Chiến tranh thương mại trong tiếng Anh là Trade war.

Chiến tranh thương mại là tình huống trong đó các nước tham gia vào thương mại quốc tế tìm cách giảm bớt các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh thông qua thuế quan, hạn ngạch hoặc những hạn chế khác đối với hàng nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu của mình thông qua các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Những biện pháp làm hại láng giềng như thế và cùng với chúng là sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thường thất bại  và dẫn đến sự giảm sút trong khối lượng thương mại quốc tế và thu nhập của các nước liên quan.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các hình thức của chiến tranh thương mại

- Chiến tranh tiền tệ: Các nước tìm cách giành lợi thế bằng cách hạ giá đồng nội tệ nước mình so với ngoại tệ nước khác. Khi tỉ giá hối đoái giảm, xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong khi nhập khẩu vào trở lên đắt đỏ. Cả hai tác động này đều có lợi cho ngành sản xuất trong nước. 

Tuy nhiên việc tăng giá đối với hàng hóa nhập khẩu (cũng như chi phí đi lại ra nước ngoài) làm giảm sức mua của người dân, và nếu tất cả các nước đều áp dụng chiến lược như vậy thì sẽ làm suy giảm thương mại toàn cầu và gây hại cho tất cả các nước.

- Chiến tranh thuế quan: Các nước tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến các hàng hoá nhập khẩu này trở lên đắt đỏ do phải gánh thêm chi phí thuế, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm nội địa không phải chịu thuế.

- Cấm vận kinh tế: Là các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều nước nhằm vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như chính trị, quân sự và xã hội.

- Chiến tranh kinh tế: Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp nhằm làm suy yếu nền kinh tế của đối thủ. Ví dụ trong thời chiến, chiến tranh kinh tế nhằm vào việc phong tỏa, thu giữ, kiểm soát, phá hoại các nguồn lực kinh tế quan trọng để làm cho lực lượng của đối thủ suy yếu. Chiến tranh kinh tế thường là một khía cạnh trong một cuộc chiến toàn diện, trong đó không chỉ có chiến tranh bằng vũ trang, quân sự, việc hủy hoại kinh tế của nhau có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của kẻ thù.

Lợi ích và tác hại của chiến tranh thương mại

Lợi íchTác hại
Bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh
Tăng chi phí và gây ra lạm phát
Tăng nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước
Nguyên nhân gây giảm thị trường thương mại
Thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong nước
Trì trệ thương mại
Cải thiện thâm hụt thương mại
Kinh tế tăng trưởng chậm
Trừng phạt quốc gia có các chính sách thương mại phi đạo đức
Làm tổn thương quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa

Một số cuộc chiến tranh thương mại trên thế giới

1. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỉ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin và robot.

2. Chiến tranh thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc 2019 (hoặc Thương chiến Nhật – Hàn) là một cuộc chiến tranh thương mại liên quan đến một loạt các tranh chấp về kiểm soát xuất khẩu vật liệu công nghệ cao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bởi các lệnh trừng phạt kinh tế bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2019.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.