|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism) là gì? Nội dung về Cơ chế đồng thuận

10:40 | 19/01/2020
Chia sẻ
Cơ chế đồng thuận (tiếng Anh: Consensus Mechanism) là một cơ chế chịu lỗi được sử dụng trong các hệ thống máy tính và chuỗi khối để đạt được thỏa thuận mong muốn...
Cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism) là gì? Nội dung về Cơ chế đồng thuận - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: miro.medium.com)

Cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism)

Khái niệm

Cơ chế đồng thuận trong tiếng Anh là Consensus Mechanism.

Cơ chế đồng thuận là một cơ chế chịu lỗi được sử dụng trong các hệ thống máy tính và chuỗi khối để đạt được thỏa thuận mong muốn về một giá trị dữ liệu hoặc một trạng thái duy nhất của mạng giữa các qui trình phân bổ hoặc hệ thống đa tác nhân. Nó rất hữu ích trong việc lưu trữ hồ sơ so với các cơ chế khác.

Nội dung về Cơ chế đồng thuận

Trong bất kì hệ thống tập trung nào, như cơ sở dữ liệu chứa thông tin chính về giấy phép lái xe ở một quốc gia, quản trị viên trung tâm có quyền duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu. Các công việc cập nhật như thêm, xóa, cập nhật tên của những người đủ điều kiện cho một số giấy phép nhất định được thực hiện bởi một cơ quan trung ương chịu trách nhiệm duy trì hồ sơ gốc.

Các chuỗi khối công khai hoạt động giống như các hệ thống phân cấp, tự điều chỉnh trên qui mô toàn cầu mà không có bất kì cơ quan ủy quyền nào. Chúng liên quan đến sự đóng góp của hàng trăm ngàn người tham gia, những người làm việc xác minh và xác thực các giao dịch diễn ra trên chuỗi khối và trên các hoạt động khai thác khối.

Trong trạng thái thay đổi linh hoạt của chuỗi khối, các sổ cái được chia sẻ công khai này cần một cơ chế hiệu quả, công bằng, thực tế, thiết thực, đáng tin cậy và an toàn để đảm bảo rằng tất cả các giao dịch diễn ra trên mạng là chính thống và tất cả những người tham gia đồng ý về tình trạng của sổ cái. Nhiệm vụ cực kì quan trọng này được thực hiện bởi cơ chế đồng thuận, là một bộ qui tắc quyết định sự đóng góp của những người tham gia khác nhau trên nền tảng chuỗi khối.

Có nhiều loại thuật toán về cơ chế đồng thuận khác nhau hoạt động trên các nguyên tắc khác nhau.

+ Thuật toán proof of work (POW) là một thuật toán đồng thuận phổ biến được sử dụng bởi các mạng tiền điện tử phổ biến nhất như bitcoin và litecoin. Nó yêu cầu một nút người tham gia để chứng minh rằng công việc được thực hiện và xác nhận bởi họ đủ điều kiện để họ nhận được quyền thêm giao dịch mới vào chuỗi khối. Tuy nhiên, toàn bộ cơ chế khai thác bitcoin này cần mức tiêu thụ năng lượng cao và thời gian xử lí lâu hơn.

+ Thuật toán proof of stake (POS) là một thuật toán đồng thuận phổ biến khác triển khai như một giải pháp thay thế cho thuật toán POW bởi sự tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí thấp hơn. Nó liên quan đến việc phân bổ trách nhiệm trong việc duy trì sổ cái công khai cho một nút người tham gia tương ứng với số lượng token tiền ảo do nó nắm giữ. Tuy nhiên, điều này đi kèm với một nhược điểm là nó thúc đẩy việc tiết kiệm tiền điện tử, thay vì chi tiêu chúng.

Tương tự có các thuật toán đồng thuận khác như Proof of Capacity (POC) cho phép chia sẻ không gian bộ nhớ của các nút của việc đóng góp trên mạng chuỗi khối. Nút càng có nhiều bộ nhớ hoặc không gian ổ đĩa cứng thì càng có nhiều quyền để duy trì sổ cái công khai.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy