|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ cấu sản xuất là gì? Các bộ phận cấu thành

10:24 | 11/06/2020
Chia sẻ
Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp phản ánh bố cục về chất và cân đối về lượng của quá trình sản xuất.
Cơ cấu sản xuất là gì? Các bộ phận cấu thành - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: rhythmsystems)

Cơ cấu sản xuất

Khái niệm

Cơ cấu sản xuất tạm dịch sang tiếng Anh là Production structure.

Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp phản ánh bố cục về chất và cân đối về lượng của quá trình sản xuất. 

Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp được tạo lập bởi các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất của doanh nghiệp với những hình thức tổ chức xây dựng, sự phân bố về không gian và mối liên hệ giữa các bộ phận đó với nhau.

Các bộ phận cấu thành của cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp có thể được xây dựng bởi các cấu thành chính sau đây:

- Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp chế tạo ra sản phẩm chính (cắt, may, đóng gói trong nhà máy dệt). Đặc điểm của bộ phận này là: Nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn. Chẳng hạn, bộ phận sản xuất hồ của nhà máy dệt vải, bộ phận sản xuất bao bì của nhà máy sản xuất thức ăn gia súc.

- Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để chế tạo ra những sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm thiết kế của doanh nghiệp. 

Tuỳ theo từng doanh nghiệp, nếu xét thấy có hiệu quả thì tổ chức bộ phận sản xuất phụ. Nếu không có hiệu quả thì không cần tổ chức bộ phận sản xuất phụ mà tiến hành thu gom và bán phế liệu, phế phẩm ra ngoài.

- Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, điều chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm và dụng cụ lao động. Bộ phận này thường bao gồm: bộ phận quản kho tàng, điều chuyển nội bộ, điều chuyển từ bên ngoài về.

Bảo đảm sự cân đối

Mỗi doanh nghiệp muốn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với chất lượng và hiệu quả cao, chủ yếu phải dựa vào các phân xưởng hay các ngành sản xuất chính. 

Để thực hiện được vấn đề này, biện pháp chủ yếu và quan trọng là phải bảo đảm tự cân đối giữa sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phù trợ và phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, khi giải quyết mối quan hệ này, cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Xu hướng chung là tăng tỉ trọng của sản xuất chính về mặt năng lực sản xuất so với năng lực sản xuất của toàn doanh nghiệp;

+ Nâng cao trình độ cơ giới hoá của sản xuất phụ trợ và phục vụ sản xuất, nhờ đó mà tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng công suất, thiết bị máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm của sản xuất chính;

+ Đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận trong tình hình có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng sản phẩm. Hết sức coi trọng việc cải tiến hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất.

Phân loại

Các kiểu cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp

Có 4 kiểu cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp như sau:

Kiểu 1: Doanh nghiệp – Phân xưởng – Ngành – Nơi làm việc

Kiểu 2: Doanh nghiệp – Phân xưởng – Nơi làm việc

Kiểu 3: Doanh nghiệp – Ngành – Nơi làm việc

Kiểu 4: Doanh nghiệp – Nơi làm việc

(Tài liệu tham khảo: Những vấn đề về thị trường Marketing trong khởi sự doanh nghiệp, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2012)

Diệu Nhi

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.