|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổng chi phí hậu cần là gì? Mối tương quan với mức độ dịch vụ

15:50 | 10/06/2020
Chia sẻ
Tổng chi phí hậu cần là tất cả những chi tiêu cần thiết để thực hiện những yêu cầu trong hoạt động hậu cần.
Tổng chi phí hậu cần là gì? Mối tương quan với mức độ dịch vụ - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: duhocnhatbanuytin)

Tổng chi phí hậu cần

Khái niệm

Tổng chi phí hậu cần tạm dịch sang tiếng Anh là Total logistics costs.

Tổng chi phí hậu cần là tất cả những chi tiêu cần thiết để thực hiện những yêu cầu trong hoạt động hậu cần. 

Chi phí hậu cần có thể chiếm từ 04 -30% tổng doanh thu tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất - kinh doanh, vị trí địa và giá trị của nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm. Như vậy, ta thấy hậu cần là một trong những chức năng dùng nhiều nguồn lực tài chính nhất giữa các hoạt động của công ty.

Mục tiêu của hậu cần

Mặc dù mức chi phí cao như vậy, nhưng mục tiêu của hậu cần không phải là giảm thiểu tổng chi phí, mà thách thức ở đây là sử dụng chi phí một cách hiệu quả sao cho chức năng hậu cần giúp doanh nghiêp đạt được lơị thế cạnh tranh trên thị trường. 

Muốn giảm thiểu chi phí thì sẽ phải dùng phương tiện vận tải tốc độ chậm, dự trữ hàng ở mức thấp nhất, và sẽ không đầu tư vào xây dựng kho bãi riêng cho mình, và tất cả sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ khách hàng. 

Đôi khi giao hàng chậm và chi phí thấp là thích hợp (vật liệu xây dựng). Nhưng cũng có nhiều trường hợp đòi hỏi của khách hàng rất cao (phát chuyển nhanh thư từ, quà và tài liệu trong vòng 24 giờ, Federal Express). 

Bởi vậy, cần phải cân nhắc mối tương quan giữa chi phí hậu cần và dịch vụ khách hàng sao cho có thể đáp ứng được đúng mặt hàng, đúng nơi, đúng lúc khách hàng cần với chi phí hiệu quả nhất, và doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình. 

Cân đối giữa năng lực hậu cần với những yêu cầu và mong đợi của khách hàng - đây chính là hạt nhân của quá trình soạn thảo chiến lược hậu cần.

Mối tương quan với mức độ dịch vụ

Mức độ dịch vụ và tổng chi phí hậu cần là hai đại lượng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Bởi vậy trong những nỗ lực giảm chi phí hậu cần, các nhà quản trị cần có cái nhìn tổng thể, và lựa chọn các phương tiện sao cho có thể thoả mãn được khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Đồ thị dưới đây sẽ mô tả một cách hình tưọng mối tương quan đánh đổi này, cho thấy vấn đề nảy sinh khi đặt ra các mức dịch vụ khách hàng. 

Tổng chi phí hậu cần là gì? Mối tương quan với mức độ dịch vụ - Ảnh 2.

Khi càng nhiều khách hàng thảo mãn với chất lượng dịch vụ hậu cần, thì số khách hàng trung thành sẽ đông hơn, và doanh thu từ khách hàng bỏ đi sẽ giảm. Nghĩa là, khi các sai phạm như giao hàng chậm và không tin cậy, xử đơn đạt hàng sai, thiếu hàng dự trữ,... được giảm thiểu, thì chất lượng dịch vụ được cải thiện và doanh thu bị mất cũng nhỏ đi. 

Việc tăng cường chất lượng dịch vụ hậu cần là bao hàm việc tăng chi phí cho vận chuyển, cho dự trữ, cho xử đơn đạt hàng. 

Cân đối giữa hai lực lượng này sẽ cho được điểm tối ưu, đó là điểm nhỏ hơn 100% chất lượng dịch vụ, chúng ta không thể thoả mãn với tất cả khách hàng một cách hoàn hảo được, bởi chi phí càng gần tới 100% sẽ càng tăng với mức gia tốc, mà chúng ta chỉ có thể tập trung vào nhóm khách hàng trọng điểm.

Tương tự thế, trên một phương diện khác cho thấy mâu thuẫn giữa chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ. 

Vận chuyển bằng những phương tiện có tốc độ cao như xe tải, máy bay thì chi phí sẽ tăng rất lớn; nhưng bên cạnh đó, sẽ không phải phải dự trữ một lượng hàng lớn trong kho, giảm được chi phí bảo quản, xếp dỡ và tránh ứ đọng tài chính. 

Vì vậy lựa chọn tốt nhất là khi tổng chi phí hậu cần đặt mức tối thiểu và đó không phải là mức thấp nhất của từng nghiệp vụ hậu cần.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị hậu cần kinh doanh, PGS.TS. Lê Công Hoa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp)

Diệu Nhi

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.