Chính sách tiêu thổ (Scorched Earth Policy) trong thương vụ mua bán và sáp nhập là gì? Đặc điểm
Chính sách tiêu thổ
Khái niệm
Chính sách tiêu thổ trong tiếng Anh là Scorched Earth Policy.
Chính sách tiêu thổ là chiến lược ngăn chặn sự tiếp quản mà công ty mục tiêu tìm cách làm cho nó trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các công ty thâu tóm.
Chiến thuật này bao gồm việc bán hết tài sản, tăng mức nợ cao hơn và bắt đầu các hoạt động khác gây thiệt hại đến công ty nếu như bị mua lại.
Trong những trường hợp cực đoan, chính sách tiêu thổ có thể sẽ trở thành một viên thuốc tự tử cho công ty mục tiêu.
Đặc điểm của Chính sách tiêu thổ
Thuật ngữ chính sách tiêu thổ có nguồn gốc từ quân sự, mô tả một chiến lược trong đó một đội quân rút lui đã phá hủy mùa màng và cơ sở hạ tầng để ngăn chặn những kẻ tấn công sử dụng chúng.
Các công ty sử dụng chính sách tiêu thổ như là nỗ lực cuối cùng, và nếu công ty mục tiêu vượt qua được việc bán hết tài sản quan trọng, công ty có thể sẽ không thể phục hồi nếu việc sự thâu tóm thù địch thất bại.
Thay thế cho việc bán hết tài sản hoặc nhận thêm nợ, công ty có thể ban hành các điều khoản cung cấp cho ban quản lí cấp cao các khoản thanh toán đáng kể, như chiếc dù vàng, nếu một nhóm quản lí mới được đưa vào.
Chính sách tiêu thổ có thể không phải lúc nào cũng có thể diễn ra.
Công ty thâu tóm có thể tìm một lệnh cấm chống lại các hành động phòng thủ của công ty mục tiêu và có thể ngăn hội đồng quản trị ngừng mua thôn tính.
Ví dụ, một công ty thép có thể đe dọa sẽ mua lại một nhà sản xuất dính dáng tới các vụ kiện vì làm ra các bộ phận chất lượng kém.
Trong trường hợp này, công ty mục tiêu sẽ tìm cách mua các khoản nợ trong tương lai liên quan đến thanh toán bất kì vụ kiện nào, với nỗ lực gây gánh nặng cho công ty mới, kết hợp với các khoản nợ đó, khiến cho công ty không còn hấp dẫn đối với các công ty thâu tóm.
(Theo Investopedia)