|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thâu tóm ngược dòng (Backflip Takeover) là gì? Đặc điểm và ví dụ

17:29 | 12/03/2020
Chia sẻ
Thâu tóm ngược dòng (tiếng Anh: Backflip Takeover) là một kiểu thâu tóm hiếm hoi trong đó bên thâu tóm trở thành công ty con của công ty bị mua lại hoặc trở thành mục tiêu sau khi hoàn tất thỏa thuận.
Thâu tóm ngược dòng (Backflip Takeover) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

Thâu tóm ngược dòng

Khái niệm

Thâu tóm ngược dòng trong tiếng Anh là Backflip Takeover hay Reverse Takeover.

Thâu tóm ngược dòng là một kiểu thâu tóm hiếm hoi trong đó bên thâu tóm trở thành công ty con của công ty bị mua lại hoặc trở thành mục tiêu sau khi hoàn tất thỏa thuận. Thực thể mới được kết hợp sẽ giữ lại tên của công ty bị mua lại.

Sở dĩ gọi là thâu tóm "ngược dòng" vì trên thực tế, nó đi ngược lại với tiêu chuẩn của một vụ mua lại thông thường (trong đó bên thâu thóm là thực thể còn tồn tại và công ty bị mua trở thành công ty con của bên thâu tóm).

Đặc điểm của thâu tóm ngược dòng

Các công ty có thể xem xét việc thâu tóm ngược dòng vì một số lí do hợp lệ. Động lực cho vụ thâu tóm này là do sự công nhận thương hiệu của công ty bị mua (tại thị trường của họ) mạnh hơn nhiều so với bên thâu tóm. 

Thông thường, bên thâu tóm có thể đang vật lộn với các vấn đề của riêng mình. Ví dụ, bên thâu tóm có thể là một công ty lớn và thành công, nhưng có hình ảnh bị xấu đi bởi một hoặc nhiều vấn đề tiêu cực như bị thu hồi lượng lớn sản phẩm, thiếu hụt sản phẩm đã được công bố, gian lận kế toán,...

Những vấn đề này có thể cản trở đáng kể triển vọng kinh doanh trong tương lai của công ty, dẫn đến việc xem xét các lựa chọn khác cho sự tồn tại và thành công lâu dài của nó. Một trong những lựa chọn này là mua lại một công ty đối thủ có ngành kinh doanh bổ sung với triển vọng tốt đẹp, nhưng phải cần đáng kể nguồn lực tài chính và nhiều hoạt động hơn để có thể mở rộng. 

Ví dụ về thâu tóm ngược dòng

DullCo là một công ty lớn đã rơi vào thời kì tương đối khó khăn vì vụ thu hồi số lượng lớn một trong những sản phẩm bán chạy nhất của nó. Vụ thu hồi này đã làm tổn hại đến tài chính của công ty và khiến khách hàng bỏ đi với qui mô lớn. 

Ban quản lí công ty cho rằng thương hiệu của họ đã chịu thiệt hại không thể khắc phục và quyết định sử dụng các nguồn tài chính còn dư dả để mua đối thủ nhỏ hơn và đang phát triển nhanh là Hotshot Inc.

Quản lí của DullCo cũng quyết định rằng việc kinh doanh sau khi vụ thâu tóm hoàn thành sẽ được tiến hành dưới tên của Hotshot, còn DullCo trở thành công ty con của Hotshot. 

Tại sao Hotshot muốn bán hết cho đối thủ cạnh tranh lớn hơn đang gặp khó khăn? Có lẽ bởi vì đội ngũ điều hành của Hotshot tin rằng, họ có thể sử dụng các nguồn tài nguyên khổng lồ của DullCo, để tự mở rộng nhanh hơn khả năng của mình. Ban quản lí Hotshot cũng rất có thể đã thương lượng được một vị trí khá tốt trong Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo của công ty mới.

(Theo Investopedia)

Ích Y