Chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight Monetary Policy) là gì?
Hình minh họa
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Khái niệm
Chính sách tiền tệ thắt chặt trong tiếng Anh là Tight Monetary Policy.
Chính sách tiền tệ thắt chặt bao gồm một loạt các hành động được ngân hàng trung ương thực hiện nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh hay kiềm chế lạm phát đang leo thang.
Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn thông qua thay đổi chính sách đối với lãi suất chiết khấu (đối với Mỹ thì là lãi suất quĩ liên bang). Lãi suất tăng làm chi phí vay tăng, khiến cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn. Ngân hàng trung ương cũng có thể thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các nghiệp vụ thị trường mở.
Lãi suất quĩ liên bang được nhiều nền kinh tế trên thế giới sử dụng làm lãi suất cơ bản. Lãi suất quĩ liên bang tăng sẽ kéo theo lãi suất đi vay tăng trong toàn bộ nền kinh tế.
Lãi suất tăng làm cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn hơn do các khoản thanh toán lãi vay cũng tăng theo, bao gồm mọi hình thức vay nợ như khoản vay cá nhân, thế chấp và lãi suất trên thẻ tín dụng. Việc tăng lãi suất cũng làm cho việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, vì lãi suất tiết kiệm cũng tăng theo.
Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể được sử dụng phối hợp với chính sách tài khóa thặt chặt, được các cơ quan lập pháp và chính phủ ban hàng bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ.
Chính sách tiền tệ thắt chặt trong thực tiễn
Khi thực hiện chính sách thắt chặt, ngân hàng trung ương cũng có thể bán chứng khoán do chính phủ phát hành trên thị trường mở để hấp thụ vốn trong nền kinh tế.
Trong môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt, việc giảm cung tiền có thể giúp làm giảm đáng kể hoặc ngăn chặn lạm phát. Ở Mỹ, Cục dự trữ liên bang thường xuyên xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời kì kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhiều nền kinh tế trên toàn cầu đã hạ lãi suất xuống mức 0% và một số nước thậm chí còn thực hiện chính sách lãi suất âm. Cả hai chính sách trên đều có lợi cho nền kinh tế nhờ vay nợ trở nên dễ dàng hơn. Trong một môi trường kinh tế lãi suất âm cực đoan, người đi vay thậm chí còn được nhận các khoản thanh toán lãi, tạo ra nhu cầu lớn về tín dụng.
(Theo investopedia)