|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngành công nghiệp trọng điểm (Key industry) là gì?

09:49 | 19/11/2019
Chia sẻ
Ngành công nghiệp trọng điểm (tiếng Anh: Key industry) của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường.
manufacturing

Hình minh hoạ (Nguồn: goteamtexas)

Ngành công nghiệp trọng điểm 

Khái niệm

Ngành công nghiệp trọng điểm trong tiếng Anh được gọi là Key industry.

- Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường, đồng thời có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác. 

Ví dụ: đối với 1 số quốc gia, công nghiệp hóa chất, công nghiệp năng lượng hay công nghiệp thực phẩm được coi là ngành công nghiệp trọng điểm vì chúng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hoặc phục vụ cho sinh hoạt…

- Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia là ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nó còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh tế khác ngành công nghiệp đó được gọi là ngành công nghiệp trọng điểm.

Các ngành công nghiệp trọng điểm

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu

Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ờ vùng than Quảng Ninh. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.

- Công nghiệp điện

Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỳ điện. 

- Một sô ngành công nghiệp nặng khác

+ Công nghiệp cơ khí - điện tử là ngành có cơ cấu sản phẩm hết sức đa dạng. Các trung tâm công nghiệp cơ khí - điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, cần Thơ,...

+ Công nghiệp hoá chất có sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà (Đồng Nai), Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì - Lâm Thao (Phú Thọ)...

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có cơ cấu khá đa dạng. Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm này.

- Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm

Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là :

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê. dầu thực vật).

+ Chế biến sản phầm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,...

+ Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,...).

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bổ rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nằng.

- Công nghiệp dệt may

Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng cùa nước ta, công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế vê nguồn lao động rẻ. 

Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,...

(Tài liệu tham khảo: Công ty Cổ phần Thanh Toán Hưng Hà, Bài tập Sách giáo khoa. Lời giải hay)

Diệu Nhi