|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách bảo hộ mậu dịch (Trade protectionism policy) là gì? Đặc điểm

20:24 | 16/04/2020
Chia sẻ
Chính sách bảo hộ mậu dịch (tiếng Anh: Trade protectionism policy) là chính sách mà trong đó Chính phủ của một quốc gia áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước.
Chính sách bảo hộ mậu dịch (Trade protectionism policy) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: gonzalezmj4d)

Chính sách bảo hộ mậu dịch 

Khái niệm

Chính sách bảo hộ mậu dịch hay chính sách bảo hộ thương mại tạm dịch sang tiếng Anh là Trade protectionism policy.

Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách thương mại quốc tế, trong đó Chính phủ của một quốc gia áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước.

Nhiệm vụ của chính sách bảo hộ mậu dịch là bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài.

Đặc điểm

Chính sách bảo hộ mậu dịch có đặc điểm:

- Hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tương đối dầy đặc.

- Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được thực hiện trước chính sách mậu dịch tự do nhằm bảo vệ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị cho sự cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài.

Trong khoảng thời gian 2012, một số nước có xu hướng đòi các nước khác thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với hàng hoá của họ, song thực tế, hầu hết các quốc gia vẫn bằng cách này hay cách khác thực hiện việc bảo hộ hàng hoá do nước mình sản xuất ra.

Thuật ngữ liên quan

- Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

- Bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, TS. Nguyễn Thị Lệ Thuý, TS. Bùi Thị Hồng Việt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, 2012. Bài giảng Quản trị Kinh doanh Quốc tế, GS.TS. Bùi Xuân Phong, 2013, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)

Diệu Nhi

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.