|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược chớp thời cơ là gì? Ưu và nhược điểm

11:45 | 09/06/2020
Chia sẻ
Khi theo đuổi chiến lược chớp thời cơ, công ty cố gắng tìm kiếm cho mình các cơ hội mà ở đó các nhu cầu đặc biệt chưa được thỏa mãn.
Chiến lược chớp thời cơ là gì? Ưu và nhược điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: scopeblog)

Chiến lược chớp thời cơ

Khái niệm

Chiến lược chớp thời cơ tạm dịch sang tiếng Anh là Opportunistic Strategy.

Khi theo đuổi chiến lược chớp thời cơ, công ty cố gắng tìm kiếm cho mình các cơ hội mà ở đó các nhu cầu đặc biệt chưa được thỏa mãn.

Thường là doanh nghiệp tìm các phân khúc thị trường nhỏ mà các doanh nghiệp khác chưa nhắm tới, tại phân khúc này doanh nghiệp có khả năng đổi mới để có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để thỏa mãn.

Thường theo đuổi chiến lược này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ theo đuổi chiến lược cạnh tranh khác biệt sản phẩm. Chọn được thị trường ngách và tạo được sự khác biệt trong phân khúc thị trường này là doanh nghiệp đã tạo cho mình được khả năng cạnh tranh cao. 

Chiến lược chớp thời cơ là một trong những chiến lược đổi mới khi phân loại theo mức độ chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới và tương ứng với những vị trí xác định trên thị trường.

Ví dụ

Ví dụ, trong ngành sản xuất xe máy, các hãng như Honda, Yamaha, Suzuki... thường giới thiệu nhiều loại sản phẩm mới để phục vụ đa số các khách hàng khác nhau trên thị trường lớn. 

Harley Davison đã chọn ngách thị trường hẹp là tạo ra những chiếc xe phân khối lớn, nam tính và mạnh mẽ nhất. Harley-Davidson không sản xuất ra những chiếc xe gắn máy tốt nhất thế giới. 

Chắc chắn, Harley không phải là chiếc xe nhanh nhất, hay chiếc xe sạch hay thân thiện với môi trường nhất, cũng không phải là những chiếc xe rẻ nhất. Mà xe Harley nổi bật bởi nó thường là to nhất, hoành tráng nhất và động cơ gầm rú nhất. Ngoài ra còn có vô số những phụ kiện như áo khoác da, những đôi giày ống gồ ghề đi kèm. 

Đối với khách hàng, Harley-Davidson không chỉ là một chiếc môtô thông thường, mà là một sự trải nghiệm, một thái độ, phong cách sống và là một phương tiện để khách hàng thể hiện chính mình: bản chất nam tính, tinh thần yêu nước, và sự đam mê tự do của một con người sẵn sàng vượt qua những khuôn mẫu thông thường. 

Một khía cạnh độc đáo khác của Harley-Davidson chính là sự hoà đồng giữa bộ máy của công ty và khách hàng. 

Sự tham gia đầy nhiệt tình của chính những người lãnh đạo và nhân viên của công ty trong các câu lạc bộ của những người đi xe Harley-Davidson (Hell's Angels) giúp duy trì mối quan hệ thân thiện và gần gũi với khách hàng được họ đánh giá cao, giúp hãng này thành công trên một thị trường đặc biệt và có qui mô tương đối nhỏ so với thị trường đại chúng.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm của chiến lược này là sự độc đáo bất ngờ, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện được. 

Nhược điểm là sự khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội và trong nhiều trường hợp dung lượng của thị trường nhỏ sẽ khó khăn trong việc hoàn vốn đầu tư cho R&D.

(Tài liệu tham khảo: Các loại hình chiến lược đổi mới, IPP, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi