|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược phụ thuộc là gì? Ưu và nhược điểm

11:12 | 09/06/2020
Chia sẻ
Theo đuổi chiến lược phụ thuộc, doanh nghiệp không tự mình đổi mới mà chấp nhận là một thành viên hay một vệ tinh cho một công ty lớn. Sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà công ty hướng tới phụ thuộc vào công ty lớn mà doanh nghiệp phục vụ.
Chiến lược phụ thuộc là gì? Ưu và nhược điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: entrepreneurshub)

Chiến lược phụ thuộc

Khái niệm

Chiến lược phụ thuộc tạm dịch sang tiếng Anh là Dependent Strategy.

Theo đuổi chiến lược phụ thuộc, doanh nghiệp không tự mình đổi mới mà chấp nhận là một thành viên hay một vệ tinh cho một công ty lớn. Sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà công ty hướng tới phụ thuộc vào công ty lớn mà doanh nghiệp phục vụ. 

Thường nó được phép bắt chước và làm theo sản phẩm của công ty có bản quyền. Bản thân doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đổi mới phụ thuộc không có quyền đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Nó chỉ đổi mới theo yêu cầu của công ty chính mà nó phục vụ hoặc được sự đồng ý của công ty này.

Chiến lược phụ thuộc là một trong những chiến lược đổi mới khi phân loại theo mức độ chủ động.

Cụ thể, các tác giả Freeman và Soete (1997) phân loại chiến lược đổi mới theo mức độ chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới và tương ứng với những vị trí xác định trên thị trường. 

Với tiêu thức phân loại này, các tác giả mô tả 6 loại hình chiến lược đổi mới: Chiến lược tấn công, chiến lược phòng thủ, chiến lược bắt chước làm theo, chiến lược phụ thuộc, chiến lược chớp thời cơ và chiến lược truyền thống.

Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp gần như không mất chi phí cho nghiên cứu sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường, không chịu rủi ro của sản phẩm mới. 

- Nhược điểm của nó là sự phụ thuộc của công ty vào công ty chính mà nó phục vụ, điều này có thể làm cho doanh nghiệp bị động trong khi thực hiện đổi mới. Doanh nghiệp bị cuốn theo nhịp điệu tăng trưởng của công ty chính, theo sự phát đạt hay suy yếu của họ. 

Hơn nữa, chiến lược này còn có thể bị hạn chế về doanh thu và lợi nhuận vì khi sản phẩm còn hấp dẫn thì các doanh nghiệp lớn gần như không cho phép các công ty vệ tinh được sản xuất. 

Các công ty sản xuất phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho xe hơi thường ứng dụng chiến lược này.

Ví dụ

Ở Việt Nam, có thể lấy ví dụ về công ty giày Thượng Đình, trong trường hợp mua thương hiệu giày của công ty Adidas của Đức, khi công ty Adidas cho ra đời một loại sản phẩm mới nó cho phép công ty giày Thượng Đình của Việt Nam được phép bắt chước loại sản phẩm này và đổi mới công nghệ sản xuất của mình để tạo ra loại sản phẩm mới đó ở Việt Nam.

(Tài liệu tham khảo: Các loại hình chiến lược đổi mới, IPP, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi