|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cán bộ quản lí (Managerial staff) là ai? Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí

11:50 | 19/02/2020
Chia sẻ
Cán bộ quản lí (tiếng Anh: Managerial staff) là những người thực hiện các chức năng quản lí và nhiệm vụ quản lí nhất định trong bộ máy quản lí nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.
Cán bộ quản lí (Managerial staff) là ai? - Ảnh 1.

Hình

Cán bộ quản lí (Managerial staff)

Định nghĩa

Cán bộ quản lí tạm dịch trong tiếng Anh là Managerial staff

Cán bộ quản là những người thực hiện các chức năng quản và nhiệm vụ quản nhất định trong bộ máy quản nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.

Một cán bộ quản được xác định bởi ba yếu tố sau:

- Có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định quản .

- Có chức năng thực hiện những nhiệm vụ quản nhất định trong tổ chức.

- Có nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc.

Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí

Đội ngũ cán bộ quản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Trong quản một tổ chức, các nhà quản thường xuyên thực hiện ba vai trò là vai trò liên kết con người, vai trò thông tin và là vai trò quyết định. Cụ thể:

- Vai trò liên kết bao hàm những công việc trực tiếp với những người khác.

Nhà quản là người đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp mặt chính thức (vai trò người đại diện); tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của tổ chức (vai trò là người lãnh đạo); đảm bảo mối quan hệ với các đối tác (vai trò người liên lạc).

- Vai trò thông tin bao hàm sự trao đổi thông tin với người khác.

Nhà quản tìm kiếm những thông tin phản hồi cần thiết cho quản (vai trò giám sát); chia sẻ thông tin với những người trong đơn vị (vai trò người truyền tin); và chia sẻ thông tin với những người bên ngoài (vai trò người phát ngôn).

- Vai trò quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.

Nhà quản tìm kiếm cơ hội để tận dụng , xác định những vấn đề cần giải quyết (vai trò người ra quyết định); chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điều hành); phân bổ nguồn lực cho những mục đích khác nhay (vai trò người đảm bảo nguồn lực); và tiến hành đàm phán với những đối tác (vai trò người đàm phán).

Kết luận:

Những vai trò trên của các nhà quản là tất yếu, giúp họ thực hiện có kết quả và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Có thể nói, cán bộ quản là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối phát triển tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Khoa học quản lí, NXB Tài chính)

Thanh Tùng