|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bố trí mặt bằng hỗn hợp (Combination Type of Layout) là gì?

16:48 | 27/09/2019
Chia sẻ
Bố trí mặt bằng hỗn hợp (tiếng Anh: Combination Type of Layout) là hình thức bố trí mặt bằng sản xuất với sự kết hợp các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất dưới các dạng khác nhau.
plant-layout-operation-research-14-638

Hình minh hoạ (Nguồn: slideshare)

Bố trí mặt bằng hỗn hợp

Khái niệm

Bố trí mặt bằng hỗn hợp trong tiếng Anh được gọi là combination type of layout.

Bố trí mặt bằng hỗn hợp là hình thức bố trí mặt bằng sản xuất với sự kết hợp các hình thức bố trí khác nhau, bao gồm: bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩmbố trí mặt bằng sản xuất theo quá trìnhbố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định dưới các dạng khác nhau.

Các kiểu bố trí hỗn hợp này phát huy những ưu điểm, đồng thời hạn chế những nhược điểm của từng loại hình bố trí cơ bản. Trong thực tế người ta sử dụng hình thức kết hợp giữa bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm khá nhiều. 

Bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm là hai cực của quá trình sản xuất theo loạt nhỏ và sản xuất liên tục khối lượng lớn. 

Bố trí theo quá trình thích hợp và có hiệu quả đối với những loại sản xuất có nhiều loại sản phẩm. Đứng trên giác độ của khách hàng đó là những sản phẩm hướng theo khách hàng. Tuy nhiên, bố trí theo quá trình kém hiệu quả hơn do chi phí cao hơn. 

Các dạng bố trí hỗn hợp

Có thể có những dạng bố trí hỗn hợp như:

- Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào

Trong bố trí sản xuất dạng tế bào, thiết bị và các tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều "cell" nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân) được nối kết liền nhau để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một qui trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều "ô" liên tục.

- Bố trí theo nhóm

Bố trí theo nhóm là việc nghiên cứu, phân tích các sản phẩm, chi tiết để gộp thành các nhóm sản phẩm có đặc tính tương tự nhau.

- Hệ thống sản xuất linh hoạt

Ý tưởng về một hệ thống sản xuất linh hoạt được đề xuất ở Anh trong thập niên 1960 với hệ thống có thể hoạt động không có người vận hành 24 giờ/ngày dưới sự điều khiển của máy tính. 

Nhờ vào chương trình máy tính có thể chế tạo nhiều loại chi tiết khác nhau mà giống nhau về yêu cầu công nghệ. Máy tính cũng sẽ kiểm tra tốt hơn quá trình chuyển động của các bộ phận từ máy này sang máy khác khi bắt đầu mỗi công việc. 

Hệ thống này rất có ưu điểm là:

+ Giảm lao động trực tiếp

+ Giảm vốn đầu tư

+ Rút ngắn thời gian sản xuất

+ Kiểm soát công việc tốt hơn

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi