|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định (Fixed Position Layout) là gì?

16:25 | 27/09/2019
Chia sẻ
Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định (tiếng Anh: Fixed Position Layout) là hình thức bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất. Hình thức bố trí này có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt.
Fixed-Position+Layout

Hình minh hoạ (Nguồn: slideplayer)

Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định

Khái niệm

Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định trong tiếng Anh được gọi là fixed position layout.

Việc lựa chọn loại hình bố trí nào phụ thuộc vào qui trình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm - dịch vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

Mỗi loại hình bố trí mặt bằng có những ưu, nhược điểm riêng, việc kết hợp các loại hình bố trí trên theo những cách thức khác nhau giúp cho các doanh nghiệp đưa ra một hình thức bố trí mặt bằng phù hợp với điều kiện và đặc thù của doanh nghiệp mình.

Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định là một trong ba loại hình bố trí mặt bằng sản xuất cơ bản trong doanh nghiệp.

Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định là hình thức bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất, ở đây sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy móc thiết bị, công nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ.

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết bị, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng mới mà bao gồm những doanh nghiệp thay đổi qui mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không hợp lí cần điều chỉnh lại.

Đối tượng phù hợp 

Hình thức bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định phù hợp với các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể di chuyển được. 

Ví dụ khi sản xuất máy bay, đóng tàu thủy, những công trình xây dựng, xây lắp...

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của hình thức bố trí này là

- Giảm sự vận chuyển để hạn chế những hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí dịch chuyển

- Công việc đa dạng

Hạn chế của hình thức bố trí này là

- Đòi hỏi phải sử dụng thợ có kĩ năng cao và đa năng để có thể thực hiện các công việc có trình độ chuyên môn hóa cao

- Chí phí vận chuyển thiết bị, con người và nguyên vật liệu cao

- Khó kiểm soát con người

- Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, vì thiết bị có thể được chuyển đến mà chưa dùng ngay

(Tài liệu tham khảo: Bố trí mặt bằng sản xuất, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)

Diệu Nhi