|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế (ISM code) là gì?

16:09 | 25/10/2019
Chia sẻ
Bộ luật quản lí an toàn quốc tế (tiếng Anh: International Safety Management Code, viết tắt: ISM code) là bộ luật để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
International-safety-management-code-ISM-code

Hình minh họa. Nguồn: MySea Time

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế (ISM code)

Định nghĩa

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế trong tiếng Anh là International Safety Management Code, viết tắt là ISM codeBộ luật quản lí an toàn quốc tế là bộ luật để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.

Đặc trưng và nội dung Bộ luật quản lí an toàn quốc tế

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế được soạn thảo trên tinh thần của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS - 1974) và các tiêu chuẩn quản lí chất lượng quốc tế do ISO đề ra (ISO-9002).

- Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lí an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

- Theo qui định của Bộ luật quản lí an toàn quốc tế, các chủ tàu phải xây dựng các nội qui, qui trình, qui phạm khai thác, quản lí tàu và thuyền viên, đề ra nhiệm vụ rõ ràng cho từng người, những thao tác cụ thể khi có tai nạn, sự cố xảy ra... dưới dạng văn bản pháp qui của toàn công ty.

- Những văn bản này sẽ tạo thành một hệ thống quản lí chất lượng khai thác tàu, gọi là QMS (Quality Management Systems).

- Các thanh tra viên sẽ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận QMS. Một khi đã được cấp giấy chứng nhận thỏa mãn các yêu cầu nói trên, thì chủ tàu sẽ được miễn trách nhiệm đối với các tổn thất do sự cố, tai nạn xảy ra.

- Ngược lại nếu không có giấy chứng nhận QMS và không chứng minh được đã thực hiện các yêu cầu của Bộ Luật IMS, thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm.

Kết luận

Từ khi có Bộ luật quản lí an toàn quốc tế (Bộ luật IMS) trách nhiệm của chủ tàu nặng nề hơn nhiều so với ba qui tắc Hague, Hague - Visby, Hamburg.

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế đã có hiệu lực đối với các tàu chở hành khách, chở dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở hàng rời... có dung tích đăng kí dưới 500 GRT từ ngày 01/07/1998 và có hiệu lực với các loại tàu khác từ 01/07/2002.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông)

Minh Lan