|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Báo cáo kế toán là gì? Thành phần

11:16 | 16/01/2020
Chia sẻ
Báo cáo kế toán là kết quả đầu ra của công tác kế toán.
Báo cáo kế toán là gì? Thành phần - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: wall.kabegami)

Báo cáo kế toán

Khái niệm

Báo cáo kế toán trong tiếng Anh tạm dịch là: Accounting report.

Báo cáo kế toán là kết quả đầu ra của công tác kế toán, bao gồm hai loại: Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. 

Thành phần

 Báo cáo kế toán bao gồm hai loại: Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. 

- Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kì kế toán năm; 

Trường hợp pháp luật có qui định lập báo cáo tài chính theo kì kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính theo kì kế toán đó. Như vậy, báo cáo tài chính mang tính bắt buộc đối với mọi đơn vị kế toán. 

- Báo cáo kế toán quản trị bao gồm nhiều loại báo cáo tùy thuộc lĩnh vực hoạt động, qui mô hoạt động, đặc điểm hoạt động, yêu cầu của quản lí và năng lực của người làm kế toán cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán. 

Đặc điểm của báo cáo kế toán quản trị là chi tiết, linh hoạt,… được lập bất kì khi nào cần cho quản lí và không chịu sự chi phối của các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán.

Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính cũng đã đề cập đến báo cáo kế toán quản trị (KTQT). Nhìn chung, hệ thống báo cáo KTQT chủ yếu của một DN thường gồm:

+ Thứ nhất, báo cáo dự toán.

Dự toán là một kế hoạch hành động được tính toán một cách chi tiết, định lượng các mục tiêu hoạt động của đơn vị. Đó là tính toán dự kiến, phối hợp một cách chi tiết và toàn diện nguồn lực, cách huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khối lượng công việc nhất định bằng hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.

Các báo cáo dự toán bao gồm: Dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí vật tư và cung ứng vật tư cho sản xuất, dự toán lao động trực tiếp...

+ Thứ hai, báo cáo tình hình thực hiện.

Thông tin về quá trình thực hiện là một khâu không thể thiếu để nhà quản lí hiểu được kết quả thực tế của doanh nghiệp. Các báo cáo thực hiện sẽ cung cấp thông tin này qua các giai đoạn như cung ứng, sản xuất, tiêu thụ... thể hiện ở một số báo cáo sau: 

Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho; Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động...

+ Thứ ba, báo cáo kiểm soát và đánh giá.

Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lí sẽ so sánh thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. Mục đích của báo cáo này nhằm giúp chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, cũng như phát hiện những chỗ bất hợp lí trong khâu lập kế hoạch, từ đó đưa ra điều chỉnh kịp thời. 

Báo cáo kiểm soát bao gồm: Báo cáo kiểm soát doanh thu, báo cáo kiểm soát chi phí, báo cáo kiểm soát lợi nhuận.

+ Thứ tư, báo cáo phân tích.

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính. Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lí, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo KTQT khác.

(Tài liệu tham khảo: Nguyên lí kế toán, PGS.TS. Nguyễn Khắc Hưng, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh)

Như Ý

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.