|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bán phá giá hủy diệt (Predatory Dumping) là gì? Ví dụ về bán phá giá hủy diệt

17:03 | 09/10/2019
Chia sẻ
Bán phá giá hủy diệt (tiếng Anh: Predatory Dumping) là hiện tượng một công ty nước ngoài bán sản phẩm với mức giá thấp, thường là phải chịu lỗ, nhằm loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường và thiết lập vị thế độc quyền.
dumping2

Bán phá giá hủy diệt

Khái niệm

Bán phá giá hủy diệt trong tiếng Anh là Predatory Dumping.

Bán phá giá hủy diệt là hành vi mà một công ty nước ngoài định giá sản phẩm của mình thấp hơn giá trị thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh cạnh tranh trong nước. Dần dần, công ty này có thể chiếm vị thế độc quyền trong thị trường mục tiêu.

Các công ty thực hiện bán phá giá hủy diệt buộc phải bán lỗ. Để thu được thành công trong bán phá giá hủy diệt, công ty nước ngoài cần có khả năng chịu đựng khoản lỗ này cho đến khi có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trong nước và các nhà xuất khẩu khác nước ngoài khác đang hoạt động trên thị trường.

Công ty nước ngoài có thể đạt được điều này bằng cách trợ cấp cho số sản phầm bị lỗ với việc bán sản phẩm với giá cao hơn ở nước sở tại của nó, hoặc bằng cách khai thác các tài nguyên khác, ví dụ như sử dụng hòm chiến tranh.

Khi các nhà sản xuất trong nước và mọi đối thủ khác bị loại khỏi thị trường, công ty nước ngoài sẽ đạt được trạng thái độc quyền, cho phép nó tăng giá hàng hóa.

Ví dụ về bán phá giá hủy diệt

Vào những năm 1970, Tập đoàn Zenith Radio - nhà sản xuất TV lớn nhất của Mỹ lúc đó, đã cáo buộc các đối thủ nước ngoài bán phá giá hủy diệt. Tập đoàn này đang mất thị phần và đổ lỗi cho các công ty Nhật Bản tạo ra một các-ten ấn định giá bán tivi của họ ở Mỹ với giá siêu rẻ.

Các công ty Nhật bị cáo buộc đã bán tivi ở Mỹ dưới mức chi phí cận biên của họ và sau đó bù đắp những tổn thất này bằng cách bán các sản phẩm tương tự ở Nhật Bản với giá gấp đôi. Vụ án cuối cùng đã được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ, nhưng nó đã được bác bỏ. Zenith đã nộp đơn xin phá sản vào năm 1999 và được công ty LG Electronics của Hàn Quốc mua lại.

Lưu ý về bán phá giá hủy diệt

Bán phá giá hủy diệt là bất hợp pháp theo qui định của WTO nếu nó được coi là gây hại cho các nhà sản xuất trong thị trường mục tiêu. Các quốc gia chứng minh được điều này sẽ được WTO cho phép thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, cho phép chính phủ áp đặt thuế cao đối với các sản phẩm được vận chuyển từ nước ngoài.

Các biện pháp chống bán phá giá không được coi là bảo hộ thương mại, vì bán phá giá hủy diệt không phải là hoạt động thương mại công bằng. 

Các qui tắc của WTO được thiết kế để đảm bảo rằng mọi biện pháp chống bán phá giá mà các quốc gia thực hiện đều hợp lí và không phải là một chiêu bài để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài.

(Theo investopedia)

Hằng Hà