|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bản đồ chiến lược (Strategy map) là gì? Vai trò

17:00 | 20/03/2020
Chia sẻ
Bản đồ chiến lược (tiếng Anh: Strategy map) là sự trình bày bằng đồ thị trong một trang giấy về những điều phải làm tốt trong từng viễn cảnh để triển khai một cách hiệu quả chiến lược của mình.
Bản đồ chiến lược (Strategy map) là gì? Vai trò - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: bstrategyhub)

Bản đồ chiến lược 

Khái niệm

Bản đồ chiến lược trong tiếng Anh được gọi là Strategy map.

Bản đồ chiến lược là một bảng dữ liệu có cấu trúc hàng. Mỗi hàng được gọi là một viễn cảnh và chứa một số mục tiêu trung hạn, thường được gọi là mục tiêu chiến lược. Mũi tên chỉ đi hướng lên thường được vẽ giữa các mục tiêu để chỉ nguyên nhân và hiệu quả hoặc hỗ trợ chiến lược. 

Từ trên xuống, có 4 viễn cảnh phổ biến: Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ và Học tập & Phát triển. 

Các mục tiêu trong hàng đầu này cần hỗ trợ cho tầm nhìn. Bản đồ chiến lược có thể được minh họa một mục tiêu chính, ví dụ mục tiêu về tài chính hoặc về sản phẩm chất lượng.

Nói cách khác, Bản đồ chiến lược là sự trình bày bằng đồ thị trong một trang giấy về những điều phải làm tốt trong từng viễn cảnh để triển khai một cách hiệu quả chiến lược của mình.

Vai trò

Theo thực tế khi chưa tới 10% tổ chức có thể triển khai được chiến lược của mình, số ít nhân viên trong công ty có thể hiểu được chiến lược là gì?, vậy thì làm sao việc triển khai và hành động theo chiến lược lại có thể hiệu quả được?. 

Đây chính là tình trạng mà hầu hết các công ty gặp phải khi đang mò mẫm trong bóng tối chiến lược, đặc biệt trong khi không hề dành thời gian hay nỗ lực để giải thích chính xác chiến lược thể hiện điều gì.

Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ lưỡng và đưa ra bản kế hoạch chiến lược điển hình khoảng từ 50 đến 100 trang giấy với đầy đủ các biểu đồ chi tiết, lời giải thích cặn kẽ cùng những danh sách đầy đủ cho bất kì hoạt động kinh doanh nào từ qui mô trung bình đến lớn.

Thách thức chính là việc rút ra được sự cần thiết cốt lõi của chiến lược, cho phép họ hành động theo hiểu biết, chuyển đổi điều đó thành giá trị cho tổ chức. 

Nếu sự rõ ràng là điều còn thiếu trong hầu hết các kế hoạch thì Bản đồ chiến lược lại biến đổi những lời giải thích dài dòng nhưng thường mờ mịt và rắc rối thành những mục tiêu rõ ràng. 

Và khi những mục tiêu này được cấu trúc hợp thì những hoạt động mà tổ chức phải thực hiện để mong muốn thành công cũng như làm khác biệt mình so với các đối thủ cạnh tranh có thể được trình bày bằng ngôn ngữ thực sự dễ hiểu và đơn giản.

(Tài liệu tham khảo: Thẻ điểm cân bằng - BSC, Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", NXB Hồng Đức)

Diệu Nhi