|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xã hội không dùng chi phiếu (Checkless Society) là gì? Đặc điểm

09:46 | 17/03/2020
Chia sẻ
Xã hội không dùng chi phiếu (tiếng Anh: Checkless Society) là thuật ngữ dùng để chỉ một tương lai giả định, trong đó tất cả các giao dịch tài chính đều được xử lí điện tử.
Xã hội không dùng chi phiếu (Checkless Society) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: MEDICI)

Xã hội không dùng chi phiếu

Khái niệm

Xã hội không dùng chi phiếu trong tiếng Anh là Checkless Society.

Xã hội không dùng chi phiếu là thuật ngữ dùng để chỉ một tương lai giả định – trong đó tất cả các giao dịch tài chính đều được xử lí điện tử. Điều này sẽ loại bỏ sự cần thiết của bất kì các loại giao dịch nào, bất kể là hoá đơn giấy, séc, hay thậm chí là tiền kim loại.

Mặc dù nhiều nhà quan sát đã dự đoán được sự xuất hiện của một xã hội không dùng chi phiếu, nhưng tiến độ thực sự để đạt tới trạng thái đó lại chậm hơn dự kiến.

Đặc điểm của Xã hội không dùng chi phiếu

Ngày nay, séc vẫn là một phương thức được sử dụng để thực hiện các khoản thanh toán lớn, ví dụ như tiền thuê nhà, trả lương nhân viên, hoặc mua bán bất động sản. Đối với người tiêu dùng cá nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ, séc là một hình thức thanh toán dễ tiếp cận hơn so với chuyển khoản ngân hàng, thường có mức phí lớn. Séc cũng có lợi thế là cung cấp một chứng cứ rõ ràng, có thể có lợi cho người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp khi cần phải chứng minh đã thực hiện những khoản thanh toán đó.

Tuy nhiên, dù có những lợi thế này, nhưng nhiều định chế tài chính vẫn thích hoạt động hoàn toàn thông qua các phương tiện điện tử. Phương thức này cho phép thời gian xử lí nhanh hơn đáng kể và có thể giúp cắt giảm chi phí bằng cách cắt giảm nhu cầu nhân sự. 

Từ góc độ quản lí, một xã hội không dùng chi phiếu cũng tăng cường khả năng giám sát các giao dịch của các cơ quan chính phủ thông qua việc giám sát tất cả các giao dịch điện tử. Ví dụ, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã tuyên bố mong muốn mở rộng quyền truy cập chuyển tiền điện tử (EFT) và chuyển khoản ngân hàng để các loại giao dịch này có thể dần thay thế chi phiếu trong nền kinh tế.

Mặc dù chi phiếu và các phương thức thanh toán vật lí khác vẫn còn phổ biến, tuy nhiên lại có bằng chứng về sự suy giảm dài hạn của chúng. Ví dụ, một cuộc khảo sát năm 2013 được thực hiện bởi nền tảng thanh toán trực tuyến WePay cho thấy hơn 50% người dân hoàn toàn không sử dụng chi phiếu, và hơn 60% người tiêu dùng viết ít hơn 3 chi phiếu mỗi tháng. Cùng năm đó, Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (USPS) báo cáo rằng, trong khi 91% khách hàng của USPS nhận hoá đơn qua đường thư, thì chỉ có 37% khách hàng thanh toán hoá đơn qua đường thư.

Ví dụ thực tế của một xã hội không dùng chi phiếu

Các học giả, chuyên gia tài chính và những người khác đa dự đoán về sự khởi đầu của một xã hội không dùng chi phiếu trong nhiều thập kỉ. Ví dụ, Tạp chí Luật Kinh doanh Hoa Kỳ xuất bản năm 1968 bởi giáo sư James A. Barnes của Đại học Indiana đã nói về sự phân nhánh hợp pháp của một xã hội trong đó người tiêu dùng không còn sử dụng tiền mặt hoặc séc để mua hàng. Năm 1976, Liên đoàn báo chí đã báo cáo về động lực gia tăng để thay thế chi phiếu giấy bằng ETF (chuyển tiền điện tử).

Quá trình chuyển đổi hiện tại sang một xã hội không dùng chi phiếu đã không nhanh chóng và dễ dàng như nhiều người dự đoán. Phải mất nhiều thập kỉ để nhiều khách hàng lớn tuổi bắt đầu sử dụng các dịch vụ tự động hiện tại, chẳng hạn như máy rút tiền tự động (ATM) và thẻ ghi nợ có gắn chip.

Nhiều người tiêu dùng lớn tuổi tiếp tục dùng chi phiếu đơn giản vì họ không hiểu các công nghệ thanh toán mới hơn hoặc không có lòng tin vào chúng. Chẳng hạn, kế hoạch loại bỏ séc của Mỹ đã bị dừng lại khi phát hiện ra rằng 46% người cao tuổi của quốc gia này vẫn đang dùng séc như một hình thức thanh toán chính. Và séc vẫn được sử dụng trong các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); tính đến năm 2016, séc tiếp tục chiếm 51% các giao dịch thanh toán B2B, giảm từ 81% trong năm 2004.

(Theo Investopedia)

Hải Miên