Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đại diện Chính phủ để mua gần 690 triệu cổ phiếu HVN và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Vietnam Airlines.
Giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng biến động theo các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, trường hợp Vietnam Airlines mới đây là một ví dụ điển hình. Trên thế giới còn có nhiều cổ phiếu tăng vọt sau khi doanh nghiệp nộp đơn phá sản.
Việc nâng giá vé có thể giúp Vietnam Airlines tránh nguy cơ phá sản nhưng lại tạo ra sự bất bình đẳng, gây hại tới lợi ích kinh tế của các hãng hàng không khác và khiến nhiều người không thể đi máy bay.
Kể từ khi dịch COVID-19 ập đến và làm ngành hàng không điêu đứng, thị phần số chuyến bay của Vietnam Airlines đã tăng lên đáng kể, có khi đạt gần 70% và vượt xa các hãng tư nhân. Một phần nguyên nhân đến từ quyết định phân bổ chuyến bay của cơ quan Nhà nước.
Sáng 9/9, cổ phiếu hàng không cũng như bán lẻ diễn biến khả quan sau khi TP Hồ Chí Minh cho phép các cơ sở kinh doanh thiết yếu được hoạt động trở lại một cách hạn chế.
Câu chuyện giải cứu các hãng hàng không được đặt ra từ đầu năm 2020 nhưng chưa bao giờ hết nóng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi dịch COVID-19 hoành hành làm cả mạng bay quốc tế lẫn nội địa cùng đóng băng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có các doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu tới hàng nghìn tỷ đồng như Vietnam Airlines, Đạm Hà Bắc, Vận tải Biển và Thương mại Phương Đông, ... Khoản lỗ lũy kế cũng là những con số khổng lồ.
Nếu các hãng hàng không Việt Nam chật vật vì COVID-19 thì ANA Holdings tại Nhật Bản – cổ đông lớn của Vietnam Airlines - cũng đang thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên, số lỗ quý vừa qua đã giảm nhiều so với các quý trước.
Trong tháng 7 vừa qua, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, ... khai thác tổng cộng chưa đầy 3.000 chuyến bay, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.
Cổ đông lớn ANA Holdings (Nhật Bản) có 124,4 triệu quyền mua cổ phiếu HVN từ Vietnam Airlines với giá ưu đãi nhưng đã quyết định chuyển nhượng tất cả với giá 0 đồng.
Các doanh nghiệp hàng không như Vietjet, ACV, Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài ... đều đã thông báo kết quả kinh doanh quý II cho thấy lợi nhuận dương. Riêng Vietnam Airlines xin hoãn công bố, ước tính lỗ khoảng 5.900 tỷ đồng.
Hôm nay (30/7) là ngày Vietnam Airlines chốt danh sách cổ đông để phát hành 800 triệu cổ phiếu tăng vốn, đồng thời là ngày tăng trần thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu HVN.
VN-Index đã giảm hơn 13 điểm trong phiên 15/11, nâng mức giảm cả tuần lên hơn 41 điểm. Trong phiên, khối ngoài bán ròng mạnh hơn 1.300 tỷ đồng trên HOSE.