Giá tiêu hôm nay 11/4: Đồng loạt tăng, giá tiêu trong nước trở lại mốc 150.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Ghi nhận trong sáng nay, giá tiêu tại thị trường trong nước đồng loạt tăng trở lại từ 1.000 – 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch trong khoảng 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang được thu mua ở mức cao nhất là 150.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu được giao dịch ở mức 148.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại các địa phương khác thuộc khu vực Đông Nam Bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai cũng tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 149.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 11/4 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
150.000 |
+2.000 |
Gia Lai |
148.000 |
+1.000 |
Đắk Nông |
150.000 |
+2.000 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
149.000 |
+1.000 |
Bình Phước |
149.000 |
+1.000 |
Đồng Nai |
149.000 |
+1.000 |

Trên thị trường thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung Indonesia đã đảo chiều tăng 0,97% (69 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, lên mức 7.147 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu tại các quốc gia khác nhìn chung vẫn ổn định. Hiện tiêu đen Kuching Malaysia vẫn có giá cao nhất là 9.850 USD/tấn, còn tiêu đen ASTA 570 của Brazil thấp nhất với 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đứng ở mức 6.600 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l, không đổi so với ngày hôm trước.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 11/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.147 |
+0,97 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.800 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.850 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.600 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.800 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia được niêm yết ở mức 9.805 USD/tấn, tăng 0,97% (95 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA tiếp tục ổn định ở mức 12.300 USD/tấn và tiêu trắng Việt Nam được báo giá ở mức 9.600 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 11/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.805 |
+0,97 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
12.300 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.600 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Thị trường đã có sự khởi sắc trở lại trong bối cảnh lo ngại thuế quan tạm thời lắng xuống sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10% và hoãn áp thuế đối ứng với hầu hết các nước "không trả đũa" trong vòng 90 ngày.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cho biết, trong tháng 2/2025, Mỹ đã nhập khẩu 5.942 tấn giảm 33,3% so với tháng 1, trong đó lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Việt Nam đạt 3.296 tấn và Indonesia đạt 1.142 tấn.
Lũy tiến tính đến hết tháng 2/2025, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đạt 14.846 tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ, chiếm 60,9% thị phần với khối lượng đạt 9.045 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ giảm 18,6%. Tiếp theo là Indonesia chiếm 20,3% thị phần đạt 3.007 tấn, tăng 230,8%; Ấn Độ chiếm 9,2% thị phần đạt 628 tấn và tăng 31,5% so với cùng kỳ.
Tại cuộc họp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra hôm 7/4, VPSA đề xuất Bộ phối hợp cùng với các Bộ liên quan như Công Thương, Tài chính, Ngoại giao tham mưu Chính phủ đàm phán với Mỹ giữ nguyên mức thuế 0%. Nếu điều chỉnh thì mức thuế đề xuất là 10% như Brazil hoặc tương đương với các nước ASEAN có điều kiện tương tự.
Một điểm tích cực trong đàm phán ngành hồ tiêu là thị phần của tiêu Việt Nam ở Mỹ chiếm áp đảo. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu lớn nhất trong bối cảnh nguồn cung của cả thế giới đang có xu hướng giảm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết nông sản Việt Nam là mặt hàng thiết yếu, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Một vài mặt hàng của Việt Nam tại Mỹ không có nhiều lựa chọn thay thế, trong đó có hồ tiêu. Do đó, đây là một trong những lợi thế khi ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
Doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ cũng đang rất lo ngại về thuế đối ứng. Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA) đã kiến nghị Chính phủ Mỹ không nên áp mức thuế đối ứng vì việc này sẽ khiến doanh nghiệp Mỹ phải gánh thêm chi phí và ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng Mỹ.