|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow là gì? Phân loại

16:05 | 12/02/2020
Chia sẻ
Văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow xét văn hoá công ty theo hai phương diện là mối quan tâm đến con người và mối quan tâm đến kết quả lao động (kết quả thực hiện công việc).
Văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow là gì? Phân loại - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: thesnack)

Văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow

Khái niệm

Cách tiếp cận theo quan điểm này do N.K. Sethia và M.A. von Klinow đưa ra, thể hiện rõ nét về các triết được áp dụng.

Văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow xét văn hoá công ty theo hai phương diện: mối quan tâm đến con người và mối quan tâm đến kết quả lao động (kết quả thực hiện công việc). 

Trong đó:

- Sự quan tâm đến con người được thể hiện thông qua những hoạt động chăm lo cho phúc lợi của người lao động trong tổ chức; 

- Còn sự quan tâm đến kết quả lao động được thể hiện qua những nỗ lực của tổ chức trong việc nâng cao sản lượng đầu ra và năng suất lao động. 

Phân loại văn hoá

Với hai tiêu chí này, có thể phân loại văn hoá công ty thành bốn nhóm: thờ ơ (apathetic), chu đáo (caring), thử thách (exacting) và hiệp lực (integrative).

- Văn hoá thờ ơ được đặc trưng bởi mức độ quan tâm chỉ ở mức tối thiểu của các thành viên trong tổ chức đến những người khác, đến kết quả thực hiện công việc và đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức. 

Trong những đơn vị có văn hoá công ty kiểu này, mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. 

Xu thế này có thể xuất hiện ở mọi tổ chức, do những chính sách và biện pháp quản thiếu thận trọng dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động, trong khi các quyết định và giải pháp được lựa chọn lại tỏ ra thiếu hiệu lực trong việc giải quyết mâu thuẫn.

Trong văn hoá tổ chức này, triết điển hình là triết vị kỉ.

- Văn hoá chu đáo được phản ánh thông qua sự quan tâm, săn sóc đối với mọi thành viên trong tổ chức về mặt con người, như đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện lao động...là rất đáng kể; 

Trong khi đó lại tỏ ra ít quan tâm đến kết quả thực hiện nghĩa vụ, công việc, trách nhiệm được giao. Từ góc độ đạo đức, văn hoá công ty dạng này là rất đáng khuyến khích.

Trong văn hoá tổ chức này, triết điển hình là triết công .

- Ngược lại với văn hoá chu đáo, văn hoá thử thách quan tâm rất ít đến khía cạnh con người, mà chủ yếu tập trung vào kết quả thực hiện công việc. Kết quả công tác, năng suất luôn được đề cao. 

Trong văn hoá công ty dạng này, lợi ích tổ chức được ưu tiên hơn so với lợi ích cá nhân. Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh do không xét đến yếu tố đặc thù.

Trong văn hoá tổ chức này, các triết điển hình là triết vị lợi và triết đạo đức hành vi. Trong đó, triết vị lợi là chủ đạo.

- Văn hoá hiệp lực kết hợp được cả sự quan tâm về con người lẫn công việc trong các đặc trưng và phương pháp quản vận dụng trong tổ chức. 

Trong một tổ chức có văn hoá hiệp lực, con người không thuần tuý là những bộ phận, chi tiết trong một cỗ máy tổ chức, mà họ còn được quan tâm và tạo điều kiện để thể hiện năng lực của mình trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Trong dạng văn hoá tổ chức này, triết điển hình là triết lí công và triết lí vị lợi. Trong đó, triết công là nốt nhạc chính.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Diệu Nhi