Triết lí đạo đức hành vi (Behavioral ethics) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí
Triết lí đạo đức hành vi
Khái niệm
Triết lí đạo đức hành vi trong tiếng Anh được gọi là Behavioral ethics.
Tư tưởng cơ bản cơ bản của triết lí đạo đức hành vi được thể hiện thông qua định nghĩa sau: những người theo triết lí hành vi thường đánh giá tính đạo đức hay hợp lí của hành vi thông qua cách hành vi được thực hiện.
Nguyên tắc
Triết lí này được hoàn thiện bằng những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.
Có thể nhận ra sự hiện diện của triết lí đạo đức hành vi thông qua các khẩu hiệu hành động sau:
- Tôn trọng quyền tự do cá nhân + Trong khuôn khổ pháp luật + Làm tròn nghĩa vụ bổn phận của mình đối với xã hội
Hay
- Trao quyền tự do hành động + Phù hợp trách nhiệm quyền hạn + Tham gia, đóng góp cho tập thể.
Để thực hành triết lí này, bộ ba nguyên tắc phải được đảm bảo. Thiếu một nguyên tắc, nguy cơ vi phạm hoặc kém hiệu lực sẽ rất cao.
Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí
Lựa chọn triết lí đạo đức hành vi làm triết lí kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ được hưởng những lợi thế nói trên mà còn phải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh/ấn tượng gây ra do thiếu tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi và chủ nghĩa hình thức.
Mặc dù đã có những biện pháp ngãn chặn xung đột, nhưng nguy cơ vẫn tiềm ẩn trong mối quan hệ và hệ thống tổ chức, do sự khác biệt giữa các cá nhân.
Do nghĩa vụ đối với cá nhân được qui định rất cụ thể, trong khi nghĩa vụ đối với tập thể, những người hữu quan và xã hội thường không rõ ràng và hạn chế, xu thế hành động là luôn ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ cá nhân mà xem nhẹ, thậm chí phớt lờ nghĩa vụ đối với tập thể và những người khác và với môi trường bên ngoài.
Điều đó thường dẫn đến chủ nghĩa hình thức khi chỉ làm cho có hoặc làm cho xong việc. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong suy nghĩ và hành vi nêu trên dễ dẫn đến tình trạng thiếu tinh thần tương trợ, tinh thần đồng đội, những yếu tố làm xói mòn mối quan hệ con người trong tổ chức.
(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)