|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ước cơ bản của ILO trong hệ thống các tiêu chuẩn lao động của ILO là gì?

11:01 | 12/02/2020
Chia sẻ
Công ước cơ bản của ILO là văn kiện pháp lí quốc tế được Hội nghị Lao động Quốc tế với sự tham gia của các phái đoàn ba bên của các Quốc gia thành viên thông qua.
Công ước cơ bản của ILO trong hệ thống các tiêu chuẩn lao động của ILO là gì?  - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: mamans.femmesdaujourdhui)

Công ước cơ bản của ILO

Khái niệm

Công ước cơ bản của ILO trong tiếng Anh gọi là: Fundamental Rights at Work.

Công ước của ILO là văn kiện pháp lí quốc tế được Hội nghị Lao động Quốc tế với sự tham gia của các phái đoàn ba bên của các Quốc gia thành viên thông qua. 

Công ước cơ bản của ILO là các công ước trực tiếp thể hiện các giá trị, quyền và tiêu chuẩn nền tảng, cốt lõi của ILO, được xác định bởi các nguyên tắc theo Hiến chương ILO và Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. 

Phân loại

Theo ILO, trong số 189 công ước của ILO có 8 công ước được xác định là các công ước cơ bản, chia thành 4 nhóm, bao gồm:

• Công ước số 87 về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức; Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; 

• Công ước số 29 về Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; 

• Công ước số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau; Công ước số 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; và 

• Công ước số 138 về Tuổi tối thiểu được đi làm việc; Công ước số 182 về Cấm và hành động tức thời để loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 

Theo Tuyên bố của ILO năm 1998, tất cả các thành viên ILO dù đã gia nhập hay chưa gia nhập các công ước cơ bản đều phải tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc và quyền trong những Công ước này. 

Giải thích một số thuật ngữ liên quan

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization - viết tắt theo tiếng Anh là ILO) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. ILO được thành lập năm 1919 ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất. 

Đây là tổ chức duy nhất của Liên hợp quốc hoạt động với cấu trúc bao gồm các đại diện ba bên: chính phủ, các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, và các tổ chức đại diện của người lao động của các quốc gia thành viên. 

Sứ mệnh của ILO là tập trung thúc đẩy các quyền của người lao động tại nơi làm việc, thúc đẩy sự cải thiện mức sống và điều kiện lao động trên toàn thế giới, trong đó tiến tới công bằng xã hội được coi là một cơ sở để đạt được nền hòa bình thế giới. 

Trong suốt thời gian 100 năm tồn tại, đến nay, ILO đã ban hành 189 công ước và 205 khuyến nghị chứa đựng các tiêu chuẩn lao động trong các lĩnh vực khác nhau. ILO có trụ sở tại Ge-ne-vơ, Thụy Sỹ. Tính đến ngày 28/2/2019, ILO có 187 thành viên. 

Việt Nam tham gia trở lại là thành viên ILO từ năm 1992 và Văn phòng Quốc gia của ILO được mở tại Hà Nội năm 2003.

(Tài liệu tham khảo: Công ước số 98 năm 1949 của ILO về áp dụng các nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuyết Nhi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.