|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Triết lí đạo đức công lí (Ethics of justice) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí

14:43 | 12/02/2020
Chia sẻ
Những người theo triết lí đạo đức công lí (tiếng Anh: Ethics of justice) cho rằng một hành vi có thể được coi là đạo đức và có thể chấp nhận được là khi hành động vì lợi ích của những người khác, nhất là những người bất lợi thế.
Triết lí đạo đức công lí (Ethics of justice) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: UNODC - United Nations Office on Drugs and Crime)

Triết lí đạo đức công lí

Khái niệm

Triết lí đạo đức công lí trong tiếng Anh được gọi là Ethics of justice.

Những người theo triết lí đạo đức công lí cho rằng một hành vi có thể được coi là đạo đức và có thể chấp nhận được là khi hành động vì lợi ích của những người khác, nhất là những người bất lợi thế.

Có thể nhận ra sự hiện diện của triết lí đạo đức công lí thông qua những khẩu hiệu hành động như: 

- Hành động vì sự công bằng và bình đẳng

- Đảm bảo quyền có cơ hội việc làm ngang nhau giữa mọi người 

- Bình đẳng về việc làm 

- Công bằng trong phân phối 

- Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởnng ít.

So sánh với triết lí đạo đức hành vi

Những người theo triết lí đạo đức hành vi (Behavioral ethics) thường đánh giá tính đạo đức hay hợp lí của hành vi thông qua cách hành vi được thực hiện.

Về tư tưởng cơ bản, triết đạo đức công không khác nhiều so với triết đạo đức hành vi. Sự khác biệt quan trọng của triết đạo đức công được thể hiện ở hai điểm sau:

- Chú trọng và nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hành vi

- Và coi trọng sự khác biệt trong cân bằng. 

Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí

Chọn triết đạo đức công làm triết kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ được hưởng những lợi thế nói trên mà còn phải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh/ấn tượng gây ra do tính phi thực tế và thậm chí sáo rỗng do những lúng túng, khó khăn, bất lực xảy ra khi xử bất đồng. 

Mặc dù được thừa nhận là tưởng, việc thực hành vẫn gặp phải những trở ngại nhất định: Thế nào là công bằng?, Thế nào là bình đẳng? Sự khác nhau trong cách định nghĩa là nguyên nhân dẫn đến việc không thể tìm được giải pháp thoả mãn mọi quan điểm, đối tượng. 

Quan điểm của các nhóm khác nhau có thể dẫn đến hình thành những nhóm lợi ích đối chọi nhau. Mục đích cao cả về công bằng, bình đẳng không còn được quan tâm, trên hết là bảo vệ lợi ích nhóm. 

Triết về công có thể bị lợi dụng, công bằng và bình đẳng bị coi là mơ hồ, viển vông. Ý nghĩa tốt đẹp của triết chỉ còn lại là ý tưởng.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Diệu Nhi