|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Triết lí Đạo đức Nhân cách (Personality Ethics) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí

15:47 | 12/02/2020
Chia sẻ
Tư tưởng cơ bản của Triết lí Đạo đức Nhân cách (tiếng Anh: Personality Ethics) nhấn mạnh đến vai trò của nhân cách và sự hình thành nhân cách trong việc hoàn thiện tính cách con người.
Triết lí Đạo đức Nhân cách (Personality Ethics) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: netdoctor)

Triết lí Đạo đức Nhân cách

Khái niệm

Triết lí Đạo đức Nhân cách trong tiếng Anh được gọi là Personality Ethics.

Tư tưởng cơ bản của Triết Đạo đức Nhân cách nhấn mạnh đến vai trò của nhân cách và sự hình thành nhân cách trong việc hoàn thiện tính cách con người. 

Tư tưởng này được thể hiện quan định nghĩa sau: một hành vi được coi là đạo đức và đáng được coi trọng không phải là chỉ làm tốt những gì xã hội yêu cầu, mà hơn thế nữa, còn phải làm những gì mà một người có nhân cách tốt cho rằng cần phải thực hiện. 

Nhân cách tốt là người luôn có gắng hoàn thiện mình bằng cách tìm ra những điều mọi người mong muốn, hướng tới và tự giác, tự nguyện thực hiện không phải để trở thành thần tượng của mọi người, mà chỉ là sự nỗ lực vươn lên hoàn thiện bản thân.

Có thể nhận ra sự hiện diện của triết đạo đức nhân cách thông qua những phương châm hành động như: 

- Vì lòng tự trọng

- Vì tinh thần tự tôn

- Luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

Ý nghĩa

Triết đạo đức nhân cách nhanh chóng được tiếp nhận và chuyển hoá vào trong cuộc sống và hoạt hoạt động quản lí.

Bởi những sức mạnh nó có thể tạo ra những hình ẩnh/ấn tượng về sự phù hợp với xu thế phát triển và sự tiến bộ của nhân loại, khả năng hoàn thiện tính cách, nhân cách của con người/tổ chức, tính tích cực trong việc xây dựng con người và mối quan hệ con người, và giúp định hình phong cách mang bản sắc riêng. 

Xã hội càng tiến bộ, càng phát triển về mặt tri thức, nhu cầu tâm bậc cao (Maslow) càng mạnh. 

Ở bậc cao nhất là vì lòng tự tôn. Mọi nỗ lực dành cho mục tiêu này càng làm con người trưởng thành và hoàn thiện, nhu cầu về lòng tự tôn càng mạnh. Suốt đời con người theo đuổi mục tiêu ngày càng cao. (Điều này trái ngược ở các triết vị kỉ, triết đạo đức hành vi). 

Trong quá trình theo đuổi sự hoàn thiện, con người không nhận ra rằng những đóng góp của mình cho xã hội ngày càng nhiều và ngày càng đáng trân trọng. Nhân cách của họ càng trở nên mẫu mực, đáng kính; Hành vi, lời nói của họ càng đáng trọng. 

Những người như vậy đã trở thành cầu nối giữa các nhân cách, tấm gương dẫn dắt mọi người noi theo. 

Một xã hội có nhiều người sẽ là một xã hội an bình, thịnh vượng. Một doanh nghiệp gồm những người theo đuổi những triết như vậy sẽ trở thành một khối bền vững và là một thương hiệu dẫn đầu.

Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí

Chọn triết đạo đức nhân cách làm triết kinh doanh, doanh nghiệp không gặp phải bất kì bất lợi hay rủi ro nào về hình ảnh/ấn tượng tạo ra. 

Trở ngại duy nhất gắn với việc theo đuổi triết này là nhân cách và sự cố gắng là đại lượng khó xác minh, và không đo được bằng lợi ích kinh tế; điều đó có thể làm nản lòng ai đó, nhất là trong hoàn cảnh cá triết vị lợi đang gây ảnh hưởng. 

Phần thưởng cho những người kiên trì theo đuổi tư tưởng đạo đức nhân cách chỉ là sự tự bằng lòng với bản thân mình khi ở chặng cuối cuộc đời và một biểu tượng nhân cách âm thầm cho thế hệ sau.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Diệu Nhi