|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 9/2020

14:15 | 26/10/2020
Chia sẻ
Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 9/2020 đạt trị giá 16,2 tỉ USD, chiếm 67% tổng nhập khẩu của cả nước trong tháng.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 9 của Việt Nam đạt 24,2 tỉ USD, tăng 6,5% so với tháng trước.

Các mặt hàng có kim ngạch tăng đáng kể so với tháng trước gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 298 triệu USD (giảm 5%); điện thoại các loại & linh kiện tăng 253 triệu USD (16%); máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 228 triệu USD (7%)...

Ghi nhận Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 9/2020 đạt trị giá 16,2 tỉ USD, chiếm 67% tổng nhập khẩu của cả nước trong tháng.

Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện được nhập về nhiều nhất với hơn 6,3 tỉ USD.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, tổng trị giá nhập khẩu cả nước đạt 186,05 tỉ USD, giảm 0,7% cùng kì năm trước.

Một số mặt hàng giảm trên tỉ USD như xăng dầu các loại giảm 1,8 tỉ USD (giảm 42%); vải giảm 1,3 tỉ USD (13%); sắt thép các loại giảm 1,15 tỉ USD (16%)...

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất 9 tháng đầu năm 2020 đạt trị giá hơn 120 tỉ USD, chiếm 65% tổng nhập khẩu cả nước trong kì.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá nhập khẩu trong tháng là 6,33 tỉ USD, tăng 5% so với tháng 8; đưa trị giá nhập khẩu nhóm này trong 9 tháng đạt 45,1 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kì năm trước.

Các thị trường Việt Nam nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện lớn gồm Hàn Quốc 12,6 tỉ USD, giảm 6%; Trung Quốc 12,1 tỉ USD, tăng 34%; Đài Loan 5,5 tỉ USD, tăng 37%; Nhật Bản 3,9 tỉ USD, tăng 22%… so với cùng kì năm ngoái.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 3,4 tỉ USD, tăng 7% so với tháng trước. Lũy kế 9 tháng đạt 26,5 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kì năm 2019.

Nước ta nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc 11,5 tỉ USD, tăng 9%; từ Hàn Quốc 4,4 tỉ USD, giảm 5% và từ Nhật Bản đạt 3,3 tỉ USD, giảm 5%.

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy)

Nhập khẩu trong tháng 9 đạt trị giá 1,8 tỉ USD, tăng 7% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng 15,5 tỉ USD, giảm đến 14% so với cùng kì năm 2019.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỉ trọng 50%, với 7,7 tỉ USD, giảm 9% so với cùng kì năm trước.

Điện thoại các loại và linh kiện

Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,9 tỉ USD, tăng 16% so với tháng trước. Tính trong 9 tháng đạt 10,6 tỉ USD, tăng 0,1% so với cùng kì năm 2019.

Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá 9,9 tỉ USD, chiếm 93% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, từ Trung Quốc là 5,4 tỉ USD, giảm 5%; từ Hàn Quốc gần 4,5 tỉ USD, tăng 9%.

Ô tô nguyên chiếc các loại

Trong tháng 9, lượng nhập về đạt 12,67 nghìn chiếc, tăng tới 43% so với tháng trước và đồng thời tăng 17% so với cùng kì năm trước. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng.

Tính chung 9 tháng, Việt Nam nhập khẩu 66,47 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 37% so với cùng kì năm trước.

Chi tiết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020

Crystal Reports ActiveX Designer - bao cao
STTNhóm/Mặt hàng chủ yếuTháng 9/2020 (USD)So với tháng 8/2020 (%)Lũy kế 9 tháng 2020 (USD)So với cùng kì 2019 (%)
Tổng24.203.837.3826,5186.049.567.410-0,7
Trong đó: Doanh nghiệp FDI13.725.938.6208,5103.854.610.230-4,5
1Hàng thủy sản162.542.5207,41.307.730.814-0,9
2Sữa và sản phẩm sữa73.834.511-20,5834.941.1009,5
3Hàng rau quả117.650.70914,8935.933.027-32,5
4Hạt điều173.670.809-16,91.367.707.300-19,2
5Lúa mì86.783.363485,8565.622.4529,5
6Ngô265.865.9516,81.719.874.5935,6
7Đậu tương44.797.2192,1573.468.72812,5
8Dầu mỡ động thực vật79.011.193-19,2618.291.93223,3
9Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc32.557.39815,9243.523.029-8,8
10Chế phẩm thực phẩm khác85.387.97013,8695.158.6361,6
11Thức ăn gia súc và nguyên liệu348.186.900-13,52.932.480.7123,2
12Nguyên phụ liệu thuốc lá26.031.272-22,2177.335.117-19,2
13Quặng và khoáng sản khác225.716.69148,71.252.059.0814,5
14Than các loại258.269.196-22,03.077.790.2645,5
15Dầu thô273.494.3201,32.914.506.307-2,8
16Xăng dầu các loại164.967.952-24,02.532.631.127-41,6
17Khí đốt hóa lỏng75.340.582-13,7609.455.897-5,8
18Sản phẩm khác từ dầu mỏ78.835.95730,0649.913.386-3,3
19Hóa chất414.986.6274,33.571.960.830-6,7
20Sản phẩm hóa chất526.403.25814,04.073.472.6423,4
21Nguyên phụ liệu dược phẩm28.448.2766,1312.920.5084,7
22Dược phẩm266.665.0776,82.386.616.9214,4
23Phân bón các loại71.022.50617,4717.714.364-8,8
24Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh74.895.843-4,6653.417.1474,9
25Thuốc trừ sâu và nguyên liệu58.102.910-4,6531.765.484-20,2
26Chất dẻo nguyên liệu731.242.3258,55.985.560.793-10,9
27Sản phẩm từ chất dẻo703.903.37611,15.195.661.4288,8
28Cao su137.882.83915,1895.024.8525,1
29Sản phẩm từ cao su77.993.8596,0616.386.723-7,3
30Gỗ và sản phẩm gỗ220.566.907-2,71.764.620.377-5,8
31Giấy các loại136.495.6298,21.204.941.508-8,2
32Sản phẩm từ giấy76.338.3466,1575.917.7044,8
33Bông các loại157.812.208-8,41.770.915.278-14,4
34Xơ, sợi dệt các loại167.456.2878,61.437.113.336-20,9
35Vải các loại982.530.9927,78.431.324.869-13,4
36Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày466.563.3439,23.817.115.170-12,9
37Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh127.199.27915,3988.910.38815,4
38Đá quý, kim loại quý và sản phẩm67.614.09824,6431.859.916-21,3
39Phế liệu sắt thép129.457.415-22,51.090.302.981-17,4
40Sắt thép các loại629.486.943-3,66.054.949.955-15,9
41Sản phẩm từ sắt thép467.223.62419,13.166.284.3435,6
42Kim loại thường khác526.611.7544,24.309.467.763-9,4
43Sản phẩm từ kim loại thường khác127.638.2076,91.010.702.768-13,0
44Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện6.326.904.2264,945.080.260.49117,9
45Hàng điện gia dụng và linh kiện127.527.602-1,11.537.464.9214,1
46Điện thoại các loại và linh kiện1.869.181.71015,710.635.318.9020,1
47Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện251.395.36013,81.758.554.919-9,9
48Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác3.427.692.3517,126.466.513.216-1,3
49Dây điện và dây cáp điện201.980.55112,21.400.747.18111,3
50Ô tô nguyên chiếc các loại255.809.43526,61.477.095.989-38,2
51Linh kiện, phụ tùng ô tô383.753.95221,02.661.432.639-13,5
52Xe máy và linh kiện, phụ tùng66.923.52512,8515.547.648-11,8
53Phương tiện vận tải khác và phụ tùng72.424.71680,1538.847.473-30,6
54Hàng hóa khác1.272.757.5138,19.974.432.48110,0

Ánh Dương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.