|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021

03:00 | 15/05/2021
Chia sẻ
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3/2021 là 28,46 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước. Top 10 mặt hàng nước ta nhập về nhiều nhất ghi nhận kim ngạch gần 17,6 tỷ USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2021 là 28,46 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước.

Các mặt hàng có trị giá tăng so với tháng trước là: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 1,11 tỷ USD, tương ứng tăng 38,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,9%; nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may, da, giày tăng 55,3%; hạt điều, tương ứng tăng 259,1%...

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021 ghi nhận kim ngạch gần 17,6 tỷ USD, chiếm 62% tổng nhập khẩu của cả nước.

Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là hai nhóm hàng nhập khẩu chính, lần lượt đạt 5,96 tỷ USD và 4,02 tỷ USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021 - Ảnh 1.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Tổng trị giá nhập khẩu trong ba tháng đầu năm nay là 75,61 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 30,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng mạnh 46,7%...

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất ba tháng đầu năm nay trị giá 48,25 tỷ USD, chiếm 64% tổng nhập khẩu cả nước trong kỳ. Cụ thể, tất cả nhóm hàng đều đạt trên 1 tỷ USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 3/2021 - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2021 là 5,96 tỷ USD, tăng 20,9% so với tháng trước. Tính chung, quý I/2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt tới 16,55 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 22% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. 

Như vậy, nhóm hàng này nhập khẩu trong quý I/2021 đã tăng 2,78 tỷ USD, đây là mức tăng lớn nhất trong tất cả các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam.

Trong ba tháng qua, nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh ở các thị trường như Trung Quốc với 4,64 tỷ USD, tăng 66%; từ Đài Loan với 2,22 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc lại giảm, với trị giá là 4,38 tỷ USD, giảm 296 triệu USD, tương ứng giảm 6%.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 4,02 tỷ USD, tăng 38,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong ba tháng 2021 lên 10,84 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quý I/2021 với trị giá đạt 5,33 tỷ USD, tăng 69% và chiếm 49% tổng trị giá máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu của cả nước; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 1,77 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản với 1,09 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước…

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt mayda, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày)

Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 2,27 tỷ USD, tăng mạnh tới 55,3% so với tháng trước, tương ứng tăng 810 triệu USD.

Tính chung quý I/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 5,79 tỷ USD, tăng 13,1% (tương ứng tăng 670 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Trong ba tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 49%, với 2,82 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Đài Loan với 609 triệu USD, tăng 5,2%; Hàn Quốc với 565 triệu USD, 6,4%; Mỹ với 375 triệu USD, giảm 27,2%...

Điện thoại các loại và linh kiện

Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,28 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng 2/2021. Tính trong quý I năm nay, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,81 tỷ USD, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong quý I/2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 4,34 tỷ USD, chiếm 90,3% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. 

Trong đó: từ Trung Quốc là 2,26 tỷ USD, tăng 45,3%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 2,08 tỷ USD, tăng mạnh 41,2%… so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại

Tháng 3/2021, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về  Việt Nam đạt 16,98 nghìn chiếc, tăng mạnh tới 69,1% so với tháng trước. 

Tính trong quý I/2021, Việt Nam đã nhập khẩu 35,36 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, tăng tới 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là chủng loại “xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống” và “ô tô tải”, chiếm tỷ trọng tới 92%. Trong đó, lượng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu trong quý I là hơn 23 nghìn chiếc và ô tô tải là 9,45 nghìn chiếc.

Chi tiết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu trong tháng 3 và ba tháng đầu năm 2021

STT Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Tháng 3/2021 (USD) So với tháng 2/2021 (%) Lũy kế ba tháng 2021 (USD) So với cùng kỳ 2020 (%)
Tổng 28.456.760.265 37,8 75.606.532.579 26,8
  Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18.182.723.303 30,7 49.722.997.705 30,1
1 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5.960.486.632 20,9 16.547.453.694 20,2
2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 4.017.316.984 38,1 10.835.419.516 30,9
3 Hàng hóa khác 1.566.207.275 31,3 4.279.833.103 34,6
4 Điện thoại các loại và linh kiện 1.279.870.191 2,9 4.811.938.083 46,7
5 Chất dẻo nguyên liệu 1.156.993.039 53,1 2.874.565.464 38,4
6 Vải các loại 1.089.257.074 39,1 2.980.607.596 12,5
7 Sắt thép các loại 1.082.072.876 49,2 2.646.011.269 31,6
8 Kim loại thường khác 813.849.100 29,8 2.161.708.780 43,8
9 Hạt điều 771.924.091 336,8 1.109.491.244 259,1
10 Sản phẩm từ chất dẻo 707.596.145 36,0 1.937.387.057 16,1
11 Hóa chất 700.806.089 51,2 1.744.120.175 32,6
12 Sản phẩm hóa chất 659.195.388 46,4 1.714.729.219 23,8
13 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 617.517.376 74,5 1.499.955.791 17,5
14 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 527.168.413 67,2 1.210.234.617 50,2
15 Linh kiện, phụ tùng ô tô 490.562.179 42,0 1.222.145.989 26,1
16 Sản phẩm từ sắt thép 428.318.279 45,6 1.160.990.993 24,1
17 Ô tô nguyên chiếc các loại 385.734.713 84,5 810.372.934 41,9
18 Xăng dầu các loại 375.752.761 52,2 1.042.834.433 6,4
19 Quặng và khoáng sản khác 364.522.419 58,5 864.411.609 146,7
20 Than các loại 340.669.477 113,7 766.776.394 -9,1
21 Bông các loại 312.640.559 85,1 677.210.253 4,9
22 Ngô 289.695.968 97,5 671.257.960 152,9
23 Dầu thô 286.536.189 -22,8 807.254.907 -48,3
24 Dược phẩm 271.593.415 76,2 685.263.290 -3,2
25 Phế liệu sắt thép 262.405.889 64,8 569.415.653 55,4
26 Hàng điện gia dụng và linh kiện 261.175.000 41,7 643.899.075 14,3
27 Gỗ và sản phẩm gỗ 259.404.916 35,6 728.848.191 37,2
28 Xơ, sợi dệt các loại 254.083.065 61,0 631.991.189 15,2
29 Dây điện và dây cáp điện 215.368.069 48,0 558.691.187 40,2
30 Giấy các loại 213.174.164 68,5 513.124.788 25,1
31 Cao su 211.560.336 -5,8 690.985.313 139,6
32 Hàng thủy sản 199.782.286 72,2 499.039.121 20,2
33 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 165.438.634 42,1 481.331.591 -18,4
34 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 145.647.724 23,4 433.634.118 39,8
35 Sản phẩm từ kim loại thường khác 143.898.318 32,6 394.107.836 26,5
36 Lúa mì 133.379.497 30,0 321.131.930 38,0
37 Sữa và sản phẩm sữa 112.851.711 38,4 285.407.148 0,3
38 Phân bón các loại 107.448.380 42,5 263.731.452 9,7
39 Hàng rau quả 107.251.325 12,8 351.147.915 19,9
40 Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 102.121.785 58,8 253.764.985 23,7
41 Khí đốt hóa lỏng 95.193.892 14,3 273.994.179 18,4
42 Chế phẩm thực phẩm khác 94.514.860 47,9 246.604.367 15,2
43 Đậu tương 94.247.701 -20,0 285.765.841 61,7
44 Sản phẩm từ cao su 94.126.777 40,3 248.135.516 24,7
45 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 92.890.681 87,6 212.582.656 26,6
46 Sản phẩm từ giấy 90.803.728 74,4 232.228.123 33,1
47 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 89.006.368 24,3 258.271.766 2,0
48 Dầu mỡ động thực vật 86.665.139 12,1 271.101.256 58,9
49 Xe máy và linh kiện, phụ tùng 86.384.288 41,5 221.428.271 24,3
50 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 82.226.101 46,9 199.061.570 33,3
51 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 69.252.496 15,4 237.305.878 24,6
52 Nguyên phụ liệu dược phẩm 44.986.706 70,8 106.851.309 -1,2
53 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 39.337.304 67,5 111.614.383 42,1
54 Nguyên phụ liệu thuốc lá 5.846.493 -27,1 19.361.602 -5,9

Phùng Nguyệt