Đà Nẵng cần 800.000 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm tài chính, logistics
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 95 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch TP Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Kế hoạch, đối với đầu tư công, TP Đà Nẵng ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn, tạo xung lực mới trong tăng trưởng và phát triển thành phố, gồm các dự án tạo không gian phát triển mới và năng lực mới, thúc đẩy sự phát triển của thành phố.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ tập trung vào các dự án hạ tầng kỹ thuật như các công trình giao thông kết hợp đô thị (TOD), hạ tầng phục vụ Khu thương mại tự do, Khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ du lịch.
Cùng với đó là phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng thông tin, truyền thông, chuyển đổi số cấp thiết, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, các dự án thủy lợi,...
Đối với dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, Đà Nẵng tiếp tục thu hút đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công.
Đồng thời, thành phố sẽ thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các vùng động lực của thành phố.
Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Hệ thống cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa, hạ tầng logistics; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, trí tuệ nhân tạo; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao;...
Cần 800.000 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch
Theo Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tháng 11/2023, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn.
TP Đà Nẵng sẽ đóng vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Thành phố đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 9,5 - 10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm.
Để hiện thực hoá những mục tiêu này, giai đoạn 2021 - 2030, Đà Nẵng dự kiến cần huy động khoảng 800.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tương đương khoảng 40% GRDP.
Trong đó, vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư (giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 25 - 30% và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 20 - 25%); vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cần huy động ở mức cao, dự kiến khoảng 60 - 65% tổng vốn đầu tư; thu hút vốn FDI khoảng 10 - 15% tổng vốn đầu tư.
Tổng đầu tư phát triển theo nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2030.
Nguồn vốn |
Cơ cấu trong tổng vốn giai đoạn 2021 - 2030 |
|
Giai đoạn 2021 - 2025 |
Giai đoạn 2026 - 2030 |
|
Tổng vốn đầu tư phát triển (theo giá hiện hành) |
260.000 - 270.000 tỷ đồng |
530.000 tỷ đồng |
Nguồn vốn khu vực Nhà nước |
25 - 30% (tương đương 65.000 - 80.000 tỷ đồng) |
20 - 25% (tương đương 100.000 - 130.000 tỷ đồng) |
Nguồn vốn khu vực ngoài Nhà nước |
60 - 62,5% (tương đương 160.000 - 170.000 tỷ đồng) |
62,5 - 65% (tương đương 330.000 - 350.000 tỷ đồng) |
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) |
10 - 12,5% ( tương đương 27.000 - 35.000 tỷ đồng) |
10 - 15% (tương đương 53.000 - 80.000 tỷ đồng) |
(Nguồn: AM tổng hợp từ Kế hoạch thực hiện Quy hoạch TP Đà Nẵng).
Về các nhiệm vụ, giải pháp thu hút nguồn lực, theo Kế hoạch, thành phố nên ưu tiên triển khai các dự án động lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có sức lan tỏa tới các dự án khác. Cần tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, trọng điểm phù hợp với định hướng phát triển thành phố và các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ mới.
Cùng với đó, tăng cường mở rộng kết nối thị trường trong nước và ngoài nước, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cao năng suất lao động, trình độ công nghệ của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của thành phố.
Ngoài ra, lãnh đạo thành phố phải tăng cường đối thoại, gặp gỡ và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất kinh doanh tại địa phương, đa dạng hoá đối tác, hình thức đầu tư.
Thủ tướng đề nghị địa phương tập trung mời gọi các nhà đầu tư trong nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin.
Song song với đó, tiếp tục tập trung các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các thị trường trọng điểm, kết nối các đối tác trong lĩnh vực mà thành phố ưu tiên; đổi mới, đa dạng hóa cách thức tổ chức các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Thủ tướng cũng yêu cầu TP Đà Nẵng tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ