|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch (Units Per Transaction – UPT) là gì? Cách tính UPT

10:53 | 11/06/2020
Chia sẻ
Tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch (tiếng Anh: Units Per Transaction – UPT) là một chỉ số bán hàng thường được sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ để đo lường số lượng trung bình của các mặt hàng mà khách hàng đang mua trong bất kì giao dịch nào.
Tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch (Units Per Transaction – UPT) là gì? Cách tính UPT - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: 123RF

Tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch 

Khái niệm

Tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch trong tiếng Anh là Units Per Transaction (UPT).

Tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch là một chỉ số bán hàng thường được sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ để đo lường số lượng trung bình của các mặt hàng mà khách hàng đang mua trong bất kì giao dịch nào. UPT càng cao, có nghĩa là càng có nhiều mặt hàng được khách hàng mua cho mỗi lần truy cập.

Sử dụng trong bán lẻ

Các nhà bán lẻ muốn những người tiếp cận và lướt qua cửa hàng, website của họ để mua càng nhiều mặt hàng càng tốt. Những người thích mua sắm có nhiều khả năng lấp đầy giỏ của họ với hàng hóa, mua những thứ họ định mua, cũng như các tiện ích bổ sung và các mặt hàng bổ sung khác được bán cho họ khi ở cửa hàng hoặc lướt web trực tuyến.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng việc tăng tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch (UPT) thường là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của nhà bán lẻ cỡ nhỏ đến trung bình. Việc để khách hàng mua nhiều hơn cho thấy công ty đã tham gia và có sự hiểu biết đúng đắn về khách hàng của họ. Nó cũng có nghĩa là doanh thu thêm và có khả năng đòn bẩy tài chính lớn hơn để đẩy giá và biên lợi nhuận tăng. 

Cách tính UPT

Một đơn vị bán cơ bản trên mỗi giao dịch (UPT) được tính bằng cách chia số lượng mặt hàng được mua cho số lượng giao dịch trong kì. Tuy nhiên, có một loạt các yếu tố bổ sung cần xem xét có thể ảnh hưởng đến cách tính toán con số.

Tổng đơn vị trên mỗi giao dịch (UPT) có thể đạt được một số mục tiêu. UPT có thể được đo trên các cửa hàng riêng lẻ để xác định khu vực thị trường nơi khách hàng có xu hướng mua số lượng các mặt hàng khác nhau khi họ mua sắm. Các nhà bán lẻ cũng có thể theo dõi các mặt hàng trên mỗi lần bán của nhân viên để đo lường hiệu suất bán hàng hoặc theo dõi UPT trên toàn công ty để có bức tranh rộng hơn về các mô hình bán hàng tổng thể.

Một cân nhắc quan trọng khác cần thực hiện là liệu nên tính toán tổng đơn vị bán trên mỗi giao dịch (UPT) theo từng ngày, theo mùa hay trong một khoảng thời gian dài hơn. Thông thường nên thu thập dữ liệu về các mặt hàng bán và giao dịch hàng ngày. Từ đó, dữ liệu có thể được điều chỉnh để tập trung vào khoảng thời gian dài hơn với độ chính xác cao hơn.

Ví dụ, nếu công ty A muốn so sánh hiệu suất bán hàng của hai nhân viên. Nhân viên đầu tiên thực hiện 30 lần bán hàng với tổng số 105 mặt hàng, trong khi một nhân viên thứ hai bán được 105 mặt hàng trong 35 giao dịch. Do đó, UPT của nhân viên thứ nhất là 3,5 và UPT của nhân viên thứ hai là 3,0.

Ví dụ thực tế về UPT

Trong quí đầu tiên của năm 2019, công ty Macy's Inc. đã báo cáo mức tăng 5,7% số giao dịch, so với quí đầu tiên của năm 2018. Nhìn kĩ hơn tất cả các số liệu cho thấy số tiêu đề ấn tượng này có thể gây hiểu nhầm. Tại sao? Bởi vì tổng đơn vị bán trung bình trên mỗi giao dịch (UPT) đã giảm 2,2%.

Điều này cho chúng ta biết rằng một phần của sự tăng trưởng giao dịch của cửa hàng bách hóa đã được thúc đẩy bởi những khách hàng trung thành dàn trải các lần mua hàng nhiều hơn bình thường, trái ngược với nhận định Macy thu hút một lượng người mua sắm mới. Có lẽ chương trình khách hàng thân thiết khá mới lạ, cho phép người tiêu dùng hàng đầu ưu đãi miễn phí vận chuyển bất kể họ đặt hàng ít như thế nào, có liên quan đến việc khách hàng không có ý định mua tất cả các mặt hàng trong một lần mua sắm.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.