|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiền tệ nghịch đảo (Reciprocal Currency) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

17:21 | 30/12/2019
Chia sẻ
Tiền tệ nghịch đảo (tiếng Anh: Reciprocal currency) là cặp tiền tệ có bao gồm đô la Mỹ (USD), nhưng USD không phải là đồng tiền cơ sở.
Cặp tiền tệ nghịch đảo (Reciprocal Currency) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: The Globe and Mail

Tiền tệ nghịch đảo

Khái niệm

Tiền tệ nghịch đảo, tiếng Anh gọi là reciprocal currency.

Trong thị trường forex, tiền tệ nghịch đảo là cặp tiền tệ có bao gồm đô la Mỹ (USD), nhưng USD không phải là đồng tiền cơ sở.

tiền tệ nghịch đảo được yết giá dưới dạng đô la trên mỗi đơn vị tiền tệ, thay vì đơn vị tiền tệ trên mỗi đô la. 

Hiểu rõ hơn về tiền tệ nghịch đảo

Có những cặp tiền tệ mà đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở như USD/JPY là đô la Mỹ trên yên Nhật hoặc USD/CAD là đô la Mỹ trên đô la Canada.

Tuy nhiên, tiền tệ nghịch đảo lại được yết giá theo dạng thường được gọi là dạng "châu Âu", nghĩa là đồng tiền cơ sở sẽ là một đồng tiền khác thay vì đồng đô la Mỹ.

Ví dụ của tiền tệ nghịch đảo

Cặp tiền tệ NZD/USD có đồng đô la New Zealand là đồng tiền cơ sở và đồng đô la Mỹ là đồng tiền định giá

Vì thuật ngữ tiền tệ nghịch đảo được dùng để chỉ các cặp tiền tệ trong thị trường forex bao gồm đô la Mỹ và một đồng tiền khác, nhưng đô la Mỹ không phải là đồng tiền đứng trước. Hay nói cách khác, cặp tiền tệ giữa New Zealand và đô la Mỹ sẽ được yết giá là NZD/USD.

Tỉ giá EUR/USD được biểu thị dưới dạng đô la dù cho đồng euro mới là đồng tiền cơ sở

Ví dụ, tỉ giá EUR/USD có thể là 1,15$ đổi 1 euro, nhưng khi yết giá, người giao dịch thường nói là tỉ giá EUR/USD là 1,15$.

Có một số cặp tiền tệ chủ đạo có bao gồm USD nhưng USD không phải là đồng tiền cơ sở. Trong đó có thể kể đến là EUR/USD (euro trên đô la Mỹ), GBP/USD (bảng Anh trên đô la Mỹ), và AUD/USD (đô la Úc trên đô la Mỹ).

Euro

Đồng euro xuất hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, dưới dạng đơn vị kế toán của các nước thành viên. Tiền giấy và tiền xu được phát hành lần đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Đồng euro đã thay thế nhiều đồng tiền giao dịch lớn tại Châu Âu bao gồm đồng mark Đức, đồng franc Pháp và đồng guilder Hà Lan.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank), là bên quản lí sự chuyển giao, đã mong muốn rằng đồng tiền này sẽ trở thành đồng tiền chi phối trên thế giới. Vì lí do đó, nó đã chỉ định là đồng euro luôn phải là đồng tiền cơ sở khi giao dịch, kể cả với đồng đô la Mỹ và đồng bảng Anh.

Vì vậy, yết giá luôn thể hiện số lượng đô la Mỹ, bảng Anh, franc Thụy Sĩ hay yên Nhật Bản cần để mua một euro.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.