|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Các cặp tiền tệ hàng hóa (Commodity Pairs) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

16:19 | 24/12/2019
Chia sẻ
Các cặp tiền tệ hàng hóa (tiếng Anh: Commodity pairs) là thuật ngữ chỉ ba cặp tiền thường được kết hợp với nhau, chúng là tiền tệ của các quốc gia có lượng dự trữ hàng hóa lớn.
Các cặp tiền tệ hàng hóa (Commodity Pairs) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: The Business Times

Các cặp tiền tệ hàng hóa

Khái niệm

Các cặp tiền tệ hàng hóa, tiếng Anh gọi là commodity pairs.

Các cặp tiền tệ hàng hóa là thuật ngữ chỉ ba cặp tiền tệ thường được kết hợp với nhau, chúng là tiền tệ của các quốc gia có lượng dự trữ hàng hóa lớn.

Các cặp tiền tệ hàng hóa bao gồm các cặp của đồng đô la Mỹ (USD) với đô la Canada (CAD), đô la Úc (AUD), hoặc đô la New Zealand (NZD). Những cặp tiền này có độ tương quan cao với giá hàng hóa. Những người giao dịch muốn tiếp cập với biến động giá hàng hóa có thể tận dụng các cặp tiền này.

Các cặp USD/AUD và USD/NZD thường có liên kết vững chắc và ảnh hưởng bởi biến động của giá vàng. Ngược lại, cặp USD/CAD thì lại tương quan với giá dầu.

Hiểu rõ hơn về các cặp tiền tệ hàng hóa

Các cặp tiền tệ hàng hóa đem lại ưu thế cho nhà đầu tư vì chúng là một trong những cặp tiền được giao dịch rộng rãi nhất trên thị trường ngoại hối.

Các cặp tiền tệ này thường có thanh khoản rất cao và những nền kinh tế cơ sở của các đồng tiền này cũng cực kì bền vững. Đây là những đặc điểm khiến cho các cặp tiền tệ hàng hóa trở nên thu hút với các trader muốn tìm những khoản lợi nhuận từ những giao dịch nhanh chóng.

Dù có nhiều quốc gia khác có lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào và kho lưu trữ hàng hóa phong phú, ví dụ như Nga, Ả Rập Saudi và Venezuela. Nhưng hàng hóa ở những quốc gia này thường bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ trong nước hoặc rất ít được giao dịch.

Những quốc gia trong các cặp tiền tệ hàng hóa

Ba quốc gia được kết hợp với đồng USD trong ba cặp tiền tệ này đều có những đặc điểm riêng và cùng với nguồn hàng hóa của mình, chúng trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

1. USD/CAD: Giá trị của đồng đô la Canada có độ tương quan rất cao với giá hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ. Bởi vì nền kinh tế Canada phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, và giá dầu cũng là chỉ báo của tình trạng nền kinh tế. Hoạt động giao dịch với cặp tiền tệ này được gọi là giao dịch cặp "loonie".

2. AUD/USD: Úc là nước xuất khẩu than đá và quặng sắt lớn nhất trên thế giới. Thực tế cho thấy, Úc là một trong những quốc gia giàu tài nguyên nhất. Quốc gia này còn xuất khẩu vàng và dầu mỏ. Vì thế, đồng tiền của nó phụ thuộc rất nhiều vào giá các loại hàng hóa này. Cặp này còn được biết đến với tên gọi "Aussie".

3. NZD/USD: New Zealand là nước xuất khẩu bột sữa nguyên chất lớn nhất thế giới, ngoài ra quốc gia này còn xuất khẩu các sản phẩm từ sữa khác, thịt và len. New Zealand còn có một mối liên kết vững chắc với giá vàng. Cặp tiền tệ này còn được gọi là "kiwi".

(Theo Investopedia

Thiên Cơ