|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cặp tiền tệ USD/JPY (Đô la Mỹ/Yên Nhật) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

11:04 | 30/12/2019
Chia sẻ
USD/JPY là viết tắt cho tỉ giá hối đoái của đô la Mỹ và yên Nhật.
Cặp tiền tệ USD/JPY (Đô la Mỹ/Yên Nhật) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Azinvex.com

Cặp tiền tệ USD/JPY

Khái niệm

USD/JPY là viết tắt cho tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ và yên Nhật.

Cặp tiền tệ này cho biết rằng cần bao nhiêu yên Nhật (đồng tiền định giá) để mua được một đô la Mỹ (đồng tiền cơ sở).

Kí hiệu của đồng yên Nhật là ¥.

Hiểu rõ hơn về USD/JPY

Giá trị của cặp tiền tệ USD/JPY được yết giá dưới dạng là một đô la Mỹ trên một số lượng yên Nhật nhất định. 

Ví dụ, nếu cặp tiền tệ đang được giao dịch tại mức 150 nghĩa là 1 đô la Mỹ có thể đổi lấy 150 yên Nhật. 

Vì đồng yên Nhật cũng là đồng tiền dự trữ được sử dụng rộng rãi như đồng đô la Mỹ, nên tỷ giá USD/JPY là một trong những cặp tiền tệ được giao dịch nhiều và có thanh khoản cao trên thế giới.

Cặp tiền tệ USD/JPY bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ và đồng yên Nhật, trong mối quan hệ giữa cả hai hoặc với các đồng tiền khác. Vì lí do này nên chênh lệch lãi suất giữa Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve - FED) và Ngân hàng Nhật Bản (Bank of Japan - BOJ) sẽ ảnh hưởng đến tương quan giá trị của hai đồng tiền.

Ví dụ, khi sự can thiệp của FED vào thị trường khiến cho đồng đô la Mỹ mạnh lên, thì giá trị của tỷ giá chéo USD/JPY sẽ tăng lên, vì đồng đô la Mỹ đã mạnh hơn khi so sánh với đồng yên Nhật.

Đồng tiền trú ẩn an toàn

Dù nền kinh tế Nhật trong thế kỉ 21 có nhiều khó khăn, nhưng đồng yên Nhật vẫn là đồng tiền trú ẩn an toàn. Nghĩa là khi thị trường đang hỗn loạn thì các nhà đầu tư sẽ tìm đến đồng yên Nhật và điều này làm nó tăng giá. Bằng chứng là trong cuộc Đại Suy Thoái, nó đã được giao dịch với mức cao hơn 120¥ trong năm 2007, và giảm xuống dưới 90¥ vào năm 2009.

Nhưng ngược lại, đồng yên Nhật thường yếu đi khi nền kinh tế toàn cầu khỏe mạnh và thị trường cổ phiếu tăng cao. Bằng chứng là sau cuộc Đại Suy Thoái, đồng yên Nhật đã dần dần mất đi giá trị của mình trên đồng đô la Mỹ, khi mà nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Sự suy giảm này còn trầm trọng hơn khi vào năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản đã tiến hành nới lỏng định lượng trên diện rộng.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.