|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thủ thuật tài chính (Financial Shenanigans) là gì?

10:55 | 01/06/2020
Chia sẻ
Thủ thuật tài chính (tiếng Anh: Financial Shenanigans) là những hành động bóp méo, xuyên tạc hiệu quả tài chính thực sự hay tình hình tài chính của tổ chức.
Thủ thuật tài chính (Financial Shenanigans) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: finception)

Thủ thuật tài chính

Khái niệm

Thủ thuật tài chính trong tiếng Anh được gọi là Financial Shenanigans.

Thủ thuật tài chính là những hành động bóp méo, xuyên tạc hiệu quả tài chính thực sự hay tình hình tài chính của tổ chức.

Những thủ thuật tài chính có thể bao gồm từ những vi phạm tương đối nhỏ như qui tắc kế toán mơ hồ, không rõ ràng cho đến những gian lận nghiêm trọng gây ảnh hưởng trong nhiều năm.

Thủ thuật tài chính cũng bao gồm các hành động lừa đảo độc lập, thành lập các tổ chức lừa đảo hoặc xây dựng mô hình lừa đảo Ponzi.

Trong hầu hết các trường hợp, khi các công ty bị phát hiện có sử dụng các thủ thuật tài chính thì giá cổ phiểu, triển vọng trong tương lai và quản lí tiềm năng của họ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, công ty có thể sẽ phải bán tháo cổ phiếu, phá sản (Bankruptcy), giải thể (Dissolution), kiện cáo cổ đông hoặc thậm chí những cá nhân liên quan sẽ phải ngồi tù.

Phân loại

Các thủ thuật tài chính có thể phân loại như sau:

- Các mô hình thao túng báo cáo tài chính (Financial reporting) bằng các phương pháp lừa đảo, kế toán bơm thổi (Aggressive accounting) hay kế toán sáng tạo (Creative accounting).

- Các tổ chức hoạt động dựa trên cơ sở gian lận hoặc hoạt động như một mặt trận cho các hoạt động gian lận;

- Những kẻ lừa đảo độc lập hoặc các nhóm lừa đảo đánh cắp thông tin tài chính như thẻ tín dụng (Credit cards) hoặc số tài khoản (Account numbers).

Có vô số cách để các cá nhân hay tổ chức thực hiện các thủ thuật tài chính. Thao túng thông tin tài chính để đạt được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, có được tỉ lệ vốn tốt hơn hay để nâng cao hiệu quả quán lí là những động lực hàng đầu của tổ chức. 

Điều này đã diễn ra từ lâu và đã có nhiều công ty phải trả giá cho hành động thao túng thông tin tài chính của họ. Những trường hợp nổi tiếng nhất tại Mỹ phải kể tới Enron, WorldCom, Lehman Brothers và Bernie Madoff Scandal.

Scammers

Scammers là những người làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm, họ thường sẽ tìm cách đánh cắp các thông tin quan trọng để thu lợi riêng. Mục tiêu của những tên này là thông tin thẻ tín dụng, số an sinh xã hội (Social security numbers), các thông tin cá nhân, mật khẩu và số tài khoản đầu tư, số tài khoản ngân hàng…

Các scammers có thể đóng giả thành các đơn vị để lấy thông tin bằng cách gọi điện, gửi email hoặc gặp trực tiếp. 

Chúng có thể sử dụng công nghệ có tên Skimmer để gắn vào các cây ATM để đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng và thu lợi bất chính. Vì vậy các cá nhân cần tỉnh táo và thận trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân của mình.

Tổ chức lừa đảo

Các chuyên gia kinh doanh sẽ giả làm các doanh nhân hay chuyên gia đầu tư, thành lập một doanh nghiệp và thường nhắm vào các nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng (Net Worth) cao. 

Những doanh nghiệp này chính là mô hình Ponzi. Nhìn chung, họ thường thu hút tiền từ các nhà đầu tư bằng các dự án đầu tư không có thật. 

Để tạo ra sự thành công ảo cho dự án, chúng sẽ thưởng cho các nhà đầu tư tham gia trước bằng tiền của những nhà đầu tư tham gia sau. Quá trình này sẽ dần chậm lại khi những kẻ lừa đảo bắt đầu rửa tiền vào tài khoản của chúng.

(Tài liệu tham khảo: Financial Shenanigans, Investopedia)

Diệu Nhi