|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thu nhập từ phát hành tiền (Seigniorage) là gì? Thu nhập từ phát hành tiền và những mất mát

09:48 | 31/10/2019
Chia sẻ
Thu nhập từ phát hành tiền (tiếng Anh: Seigniorage) là sự khác biệt giữa tiền định danh (chẳng hạn như hóa đơn 10 đô la) và chi phí để sản xuất nó.
6f164e11-c86b-4354-ad1c-c1bd4e469873-large

Hình minh họa (Nguồn: image-store.slidesharecdn.com)

Thu nhập từ phát hành tiền (Seigniorage)

Khái niệm

Thu nhập từ phát hành tiền trong tiếng Anh có một số cách gọi là Seigniorage.

Thu nhập từ phát hành tiền là sự khác biệt giữa tiền định danh (chẳng hạn như hóa đơn 10 đô la) và chi phí để sản xuất nó. Nói cách khác, chi phí kinh tế để sản xuất một loại tiền tệ trong một nền kinh tế hoặc quốc gia nhất định.

Nếu thu nhập từ phát hành tiền là tích cực, chính phủ sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế; trong khi thu nhập từ phát hành tiền là tiêu cực sẽ gây ra thiệt hại kinh tế.

Cách tính thu nhập từ phát hành tiền

Thu nhập từ phát hành tiền có thể được tính là doanh thu cho một chính phủ khi số tiền mà nó tạo ra có giá trị cao hơn chi phí sản xuất. Doanh thu này thường được các chính phủ sử dụng để tài trợ cho các phần chi tiêu của họ mà không phải thu thuế.

Ví dụ, nếu chi phí của chính phủ Hoa Kỳ là 5 xu để sản xuất ra 1 đô la, thì thu nhập từ phát hành tiền là 95 xu hay nói cách khác là mức chênh lệch giữa hai số tiền. Thu nhập từ phát hành tiền mang lại cho một quốc gia tiềm năng tạo ra lợi nhuận khi sản xuất ra tiền.

Mặc dù định nghĩa về thu nhập từ phát hành tiền thường là sự khác biệt giữa chi phí in tiền mới và mệnh giá của cùng loại tiền đó, đó cũng là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà chính phủ có thể có được thông qua việc in tiền mặt mới.

Thu nhập từ phát hành tiền và những mất mát

Trong một số tình huống, việc sản xuất tiền tệ có thể dẫn đến sự mất mát thay vì tạo ra lợi ích cho chính phủ trong việc in tiền. Mất mát này thường có nhiều hơn trong việc sản xuất tiền xu vì kim loại được sử dụng để sản xuất tiền xu có giá trị vốn có.

Giá trị này thường được gọi là giá trị mất mát (melt value), có thể cao hơn mệnh giá mà nó đại diện ban đầu; hoặc khi kết hợp với chi phí sản xuất, có thể dẫn đến thua lỗ. Ví dụ: đồng xu của Hoa Kỳ vào năm 2016 được cho là có giá 1.5 xu với mệnh giá là 1 xu.

Theo thời gian, giá trị mất mát cũng có thể thay đổi khi nhu cầu thị trường thay đổi và nó có khả năng dẫn đến giá trị của kim loại có giá trị cao hơn mệnh giá của tiền tệ. Một ví dụ xảy ra trong các đồng bạc, chẳng hạn như 25 xu bạc và 10 xu bạc Hoa Kỳ.

Thu nhập từ phát hành tiền và Cục Dự trữ Liên bang

Trong khi nguyên tắc cơ bản đằng sau thu nhập từ phát hành tiền cho thấy rằng một quốc gia có thể thu lợi từ việc sản xuất ra các đồng tiền mới thì có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến toàn bộ giao dịch. Nếu Cục Dự trữ Liên bang đồng ý tăng lượng tiền đô có sẵn trong nền kinh tế Hoa Kỳ thì nó sẽ chi trả cho tín phiếu kho bạc để đổi lấy việc cho phép sản xuất thêm đô la.

Mặc dù chính phủ có thể có lãi khi chi phí sản xuất thấp hơn mệnh giá của đồng tiền nhưng điều quan trọng cần lưu ý là tín phiếu kho bạc yêu cầu thanh toán lãi cho Cục Dự trữ Liên bang khoản đầu tư ban đầu cộng thêm được chi trả khi tín phiếu kho bạc được mua.

Ví dụ thế giới thực tế

Dựa trên nhu cầu dự đoán lượng tiền tệ mới, Cục Dự trữ Liên bang yêu cầu hàng năm và thanh toán chi phí sản xuất với Cục ấn loát Bộ Ngân khố (the Department of the Treasury's Bureau of Engraving and Printing). Cục Dự trữ Liên bang cung cấp thông tin chi tiết về từng loại tiền tệ và chi phí để sản xuất nó. Ví dụ, vào năm 2019 chi phí 11.5 cent để tạo ra một tờ 20 đô la và 14.2 cent để tạo ra một tờ 100 đô la.

Cơ sở đúc tiền của Hoa Kỳ chịu trách nhiệm sản xuất tiền xu chịu ảnh hưởng bởi số lượng đơn đặt hàng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang được yêu cầu. Cục Dự trữ Liên bang sau đó mua các đồng tiền theo mệnh giá.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH