Trong tháng 12/2022, sẽ khởi công đồng loạt các dự án lớn, gồm: 12 gói thầu của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, Dự án nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất...
Các gói thầu đầu tiên của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đang gấp rút lựa chọn nhà thầu để có thể sớm khởi công vào cuối tháng 12/2022 theo đúng lộ trình Chính phủ yêu cầu.
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) mới công bố, dự kiến đến hết tháng 11/2022, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã giải ngân 12.439 tỷ đồng (đạt 77,6% kế hoạch), kế hoạch còn lại phải giải ngân 3.595 tỷ đồng từ nay đến hết tháng 1/2023.
Theo phương án của Bộ GTVT, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ tiếp tục được khai thác phần đem lại siêu lợi nhuận, còn Bộ GTVT chịu trách nhiệm về khu bay, là phần không có lợi nhuận mà phải đầu tư nâng cấp hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, bãi đỗ.
Khu công nghiệp chuyên về cơ khí hỗ trợ sẽ được nhà đầu tư trong nước nghiên cứu xây dựng tại Bình Dương nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp làm chủ công nghệ, chủ động hợp tác quốc tế.
Trong 11 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 474,1 triệu USD. Trong đó, dẫn đầu về tiếp nhận vốn đầu tư là Singapore với 20 dự án đầu tư mới và dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD.
Tính đến ngày 20/11, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 25,1 tỷ USD, đạt 95% so với cùng kỳ năm 2021.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về các dự án giao thông chậm tiến độ như: Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, Dự án tuyến tránh QL1A, tỉnh Cà Mau, Dự án Tuyến tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột,...
Bên cạnh TP HCM, Bình Dương hay Đồng Nai, vốn được xem là các thủ phủ công nghiệp của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn đến 2030, các địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh dự kiến dành quỹ đất lớn, từ hơn 11.000 đến gần 18.500 ha cho phát triển công nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước 11 tháng năm 2022 mới đạt 52,43% kế hoạch. Trong số đó vốn trong nước đạt 60,25% (cùng kỳ năm 2021 đạt 69,19%), vốn nước ngoài đạt 27,99% (cùng kỳ năm 2021 đạt 21,51%).
Tổng Giám đốc Bosch Việt Nam cho rằng, vẫn còn tồn đọng một số mối quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến tính nhất quán và ổn định của môi trường pháp lý và các quy định pháp luật, đặc biệt là liên quan đến vấn đề ưu đãi thuế.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát lựa chọn nhà thầu dự án xây Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo gửi tới Thủ tướng Chính phủ về việc dừng cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo.
Khi nhu cầu vận chuyển hàng không gia tăng nhanh, việc thương mại hóa hay tư hữu hóa cơ sở hạ tầng hàng không là một biện pháp hiệu quả được sử dụng cho nhiều sân bay trên thế giới. Kinh nghiệm và khuynh hướng phát triển hợp tác công - tư về sân bay trên thế giới cần được xem xét để vận dụng cho Việt Nam.
Nguyên tắc sở hữu và quản lý điều hành hoạt động sân bay và nguyên tắc hợp tác công – tư (PPP) trong đầu tư và sở hữu sân bay là những vấn đề cốt lõi cần được phân tích và hiểu rõ nhằm đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng sân bay diễn ra đúng hướng và hiệu quả.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và đoàn đã khảo sát thực địa tại một số nút giao quan trọng của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn một số quận huyện của Thủ đô.
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.