Thiết kế theo đơn hàng (Engineer To Order - ETO) là gì? So sánh với các qui trình sản xuất khác
Hình minh họa
Thiết kế theo đơn hàng
Khái niệm
Thiết kế theo đơn hàng trong tiếng Anh là Engineer To Order, viết tắt là ETO.
Thiết kế theo đơn hàng (ETO) là một loại qui trình sản xuất trong đó sản phẩm chỉ được thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng. Sản phẩm được thiết kế theo đơn đặt hàng nhận được để đáp ứng các thông số kĩ thuật mà khách hàng mong muốn.
Đại diện của công ty khách hàng tham gia với đội ngũ sản xuất trong suốt quá trình để đảm bảo rằng mọi thông số kĩ thuật đều được đáp ứng đúng. Qui trình ETO được sử dụng khi chế tạo các sản phẩm rất phức tạp hoặc rất chuyên dụng.
Các bước thực hiện qui trình ETO hiệu quả
Bước 1: Xây dựng qui trình đánh số các bộ phận nhất quán và hiệu quả
Bước 2: Xây dựng một qui trình thiết kế đáng tin cậy
Bước 3: Lập hóa đơn phù hợp cho từng mặt hàng, phụ tùng, lắp ráp, vv được sử dụng để sản xuất sản phẩm
Bước 4: Quản lí các thay đổi kĩ thuật đúng cách
Ví dụ về ETO
Mô hình ETO được sử dụng trong các qui trình sản xuất công nghiệp đối với các sản phẩm phức tạp và đắt đỏ. Qui trình ETO được sử dụng bởi các công ty như Rafale, BEL, BHEL, vv khi nhận được đơn đặt hàng đặc biệt từ bộ quốc phòng hoặc bất kì bộ hoặc cơ quan chính phủ nào khác.
Mô hình ETO rất phổ biến trong ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không vũ trụ và năng lượng.
Các thách thức đối với qui trình ETO
- Toàn bộ qui trình phải được lên kế hoạch cẩn thận vì sản phẩm cần được sản xuất rất phức tạp
- Khách hàng sẽ tham gia sau vào toàn bộ quá trình sản xuất
- Đòi hỏi một qui trình thiết kế mạnh mẽ
- Thường xuyên xảy ra hiểu nhầm và nhầm lẫn giữa công ty và khách hàng
- Có thể phải thực hiện một số sửa đổi để hoàn thiện các thông số kĩ thuật theo yêu cầu của khách hàng
- Rất khó dự đoán chi phí của toàn bộ quá trình sản xuất
(Theo mbaskool.com)
So sánh với các qui trình sản xuất khác
Trong cả ETO và MTO (sản xuất theo đơn đặt hàng) thì việc thu mua và quá trình sản xuất đều được tiến hành sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng; đó là vì cho đến khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty sản xuất không biết chính xác sản phẩm mình sẽ sản xuất (vì còn phụ thuộc vào thông số yêu cầu của khách hàng).
Tuy nhiên, đối với ATO (lắp ráp theo đơn hàng), việc thu mua được công ty sản xuất thực hiện trước khi nhận được đơn đặt hàng, còn quá trình sản xuất được thực hiện sau khi nhận được đơn đặt hàng.
Đối với MTS (sản xuất để lưu kho) thì việc thu mua và quá trình sản xuất đều được thực hiện trước khi có đơn đặt hàng.
Việc lựa chọn qui trình sản xuất nào đối với từng công ty là sự đánh đổi giữa rủi ro sản xuất sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng giữa sự hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm với qui mô lớn.
(Tham khảo: https://www.brightworkresearch.com)