|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thị trường trái phiếu sơ cấp (Primary Bond Markets) là gì? Qui trình phát hành

01:35 | 20/10/2019
Chia sẻ
Thị trường trái phiếu sơ cấp (tiếng Anh: Primary Bond Markets) là thị trường mà các tổ chức bán trái phiếu mới phát hành của mình cho các nhà đầu tư để huy động vốn.
bonds1-getty-1200

Hình minh họa. Nguồn: economictimes.indiatimes.com

Thị trường trái phiếu sơ cấp (Primary Bond Markets)

Khái niệm

Thị trường trái phiếu sơ cấp trong tiếng Anh là Primary Bond Markets.

Thị trường trái phiếu sơ cấp là thị trường mà các tổ chức bán trái phiếu mới phát hành của mình cho các nhà đầu tư để huy động vốn.

Qui trình phát hành trái phiếu ở thị trường sơ cấp

Các cơ chế phát hành trái phiếu khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào loại công ty phát hành và loại trái phiếu phát hành.

Trái phiếu có thể được bán thông qua chào bán công khai (public offering), trong đó bất kì thành viên nào có thể mua trái phiếu; hoặc thông qua chào bán riêng lẻ (private placement), trong đó chỉ một nhà đầu tư được chọn hoặc một nhóm các nhà đầu tư có thể mua trái phiếu.

Chào bán công khai

Các ngân hàng đầu tư (Investment banks) đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hành trái phiếu bằng cách hỗ trợ nhà phát hành tiếp cận thị trường sơ cấp và cung cấp các dịch vụ tài chính.

Các cơ chế phát hành trái phiếu phổ biến nhất là các dịch vụ bảo lãnh phát hành (underwritten offerings), chào bán với nỗ lực tối đa (best effort offerings) và đấu giá (auctions).

Bảo lãnh phát hành

Các dịch vụ bảo lãnh phát hành là các cơ chế phát hành trái phiếu điển hình cho trái phiếu doanh nghiệp, một số trái phiếu chính quyền địa phương và một số trái phiếu có tài sản đảm bảo.

Quá trình bảo lãnh phát hành bắt đầu với việc xác định nhu cầu vốn. Với sự giúp đỡ của các tư vấn viên, nhà phát hành phải xác định số tiền phải huy động, loại chào bán trái phiếu và liệu có nên bảo lãnh phát hành trái phiếu không.

Khi nhà phát hành đã quyết định rằng việc phát hành trái phiếu cần được bảo lãnh, họ phải chọn nhà bảo lãnh phát hành, thường là một ngân hàng đầu tư.

Nhà bảo lãnh phát hành trái phiếu chấp nhận rủi ro mua trái phiếu mới phát hành từ tổ chức phát hành, sau đó bán lại cho nhà đầu tư hoặc cho các đại lí sau đó bán lại cho nhà đầu tư. Chênh lệch giữa giá mua của đợt phát hành trái phiếu mới và giá bán lại cho các nhà đầu tư là doanh thu bảo lãnh phát hành.

Phát hành với nỗ lực tối đa

Trong phát hành với nỗ lực tối đa, ngân hàng đầu tư chỉ đóng vai trò là nhà môi giới. Họ chỉ cố gắng bán phát hành trái phiếu ở mức giá chào bán được thỏa thuận để lấy tiền hoa hồng. Do đó, ngân hàng đầu tư có ít rủi ro hơn nhưng ít có động lực bán trái phiếu so với với chào bán bảo lãnh.

Đấu giá

Đấu giá là một phương pháp hữu ích trong việc xác định và phân bổ chứng khoán thông qua cung - cầu thực tế.

Ở nhiều quốc gia, hầu hết trái phiếu có chính phủ được bán cho công chúng thông qua đấu giá công khai. Năm 2011, Hoa Kỳ đã tiến hành 269 phiên đấu giá công khai và phát hành khoảng 7,5 nghìn tỉ USD chứng khoán mới như tín phiếu kho bạc, trái phiếu và trái phiếu kho bạc có bảo vệ lạm phát (TIPS).

Quá trình đấu giá công khai được sử dụng tại Hoa Kỳ là một phiên đấu giá mà tất cả các nhà thầu trúng thầu trả cùng một giá và cùng một mức lãi suất. Ngược lại, qui trình đấu giá công khai được sử dụng ở Canada và Đức là một qui trình đấu giá nhiều giá, tạo ra nhiều mức giá và lãi suất cho cùng một loại trái phiếu phát hành.

Chào bán riêng lẻ

Chào bán riêng lẻ là một đợt chào bán trái phiếu không được bảo lãnh, chỉ được bán cho một nhà đầu tư hoặc một nhóm nhỏ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư mua riêng lẻ thường là các tổ chức lớn.

Một đợt chào bán riêng lẻ có thể được thực hiện trực tiếp giữa nhà phát hành và các nhà đầu tư hoặc thông qua một ngân hàng đầu tư.

Các đợt chào bán riêng lẻ thường linh hoạt hơn chào bán công khai và cho phép các nhà phát hành thường xuyên điều chỉnh vấn đề trái phiếu theo nhu cầu của riêng họ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình CFA level I năm 2019)

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).