|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tăng năng suất lao động (Increasing labor productivity) là gì? Nhân tố ảnh hưởng và biện pháp

10:21 | 27/11/2019
Chia sẻ
Tăng năng suất lao động (tiếng Anh: Increasing labor productivity) là chỉ tiêu chất lượng dùng để phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thể hiện qua sự tiết kiệm lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Tăng năng suất lao động (Increase Labor Productivity) là gì? Nhân tố ảnh hưởng và biện pháp tăng năng suất lao động - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Industryweek.com)

Tăng năng suất lao động

Tăng năng suất lao động trong tiếng Anh là Increasing labor productivity.

Tăng năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng dùng để phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thể hiện qua sự tiết kiệm lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Phương pháp xác định

Tăng năng suất lao động thường được xác định thông qua số tuyệt đối (mức tăng năng suất lao động):

Capture

Theo tương đối:

Capture

Trong đó:

Capture

Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp tăng năng suất lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động bao gồm:

- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu môi trường.

- Chất lượng của công tác cung ứng vật tư – kĩ thuật: sự đảm bảo về số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian.

- Trình độ tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động ở phân xưởng và ở doanh nghiệp.

- Trình độ trang thiết bị công nghệ, phương pháp công nghệ cũng như trang thiết bị dùng cho quản lí của doanh nghiệp.

- Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân và cán bộ quản trị doanh nghiệp.

- Điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, các chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội cũng như các chính sách khác đối với người lao động.

Các biện pháp tăng năng suất lao động:

- Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các phương pháp tổ chức sản xuất và công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại…

- Thường xuyên cải tiến tổ chức quản lí như cải tiến bộ máy, hoàn thiện các cơ chế và chính sách kinh tế nội bộ doanh nghiệp…

- Tăng cường công tác quản lí lao động, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn và nghề nghiệp cho cán bộ và công nhân, áp dụng cơ chế khuyến khích động viên khen thưởng, kỉ luật nội bộ doanh nghiệp làm động lực nâng cao năng suất lao động, cũng như trách nhiệm vật chất của người lao động…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế và tổ chức quản lí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Đại học Xây dựng)

Đức Nhượng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.