|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Số dư bù trừ (Compensating Balance) là gì? Đặc điểm Số dư bù trừ

09:36 | 19/03/2020
Chia sẻ
Số dư bù trừ (tiếng Anh: Compensating Balance) là số dư tối thiểu phải được duy trì trong tài khoản ngân hàng, được sử dụng để bù đắp chi phí phát sinh của ngân hàng để thiết lập khoản vay.
Số dư bù trừ (Compensating Balance) là gì? Đặc điểm Số dư bù trừ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: wiseGEEK)

Số dư bù trừ

Khái niệm

Số dư bù trừ trong tiếng Anh là Compensating Balance.

Số dư bù trừ là số dư tối thiểu phải được duy trì trong tài khoản ngân hàng, được sử dụng để bù đắp chi phí phát sinh của ngân hàng để thiết lập khoản vay.

Số dư bù trừ không có sẵn cho công ty sử dụng, và có thể cần phải được ghi chép lại trong phần ghi chú trên báo cáo tài chính của người vay. Ngân hàng được tự do cho vay số dư bù trừ của người này cho người khác và thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất.

Đặc điểm của Số dư bù trừ

Số dư bù trừ có thể được giữ bởi các cá nhân, nhưng phổ biến nhất là với các khoản vay của các công ty. Khi người vay đồng ý giữ số dư bù trừ, người vay hứa với bên cho vay duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản.

Số dư bù trừ theo yêu cầu của bên cho vay thường theo tỉ lệ phần trăm của số dư cho vay. Các khoản tiền thường được giữ trong một tài khoản tiền gửi như tài khoản séc hoặc tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CD) hoặc tài khoản giữ tiền khác.

Bằng cách yêu cầu tiền gửi để bù đắp cho một số chi phí của khoản vay, ngân hàng có thể gia hạn các khoản vay khác và theo đuổi các cơ hội đầu tư khác, trong khi doanh nghiệp được tính lãi suất thấp hơn cho khoản vay. Điều này cũng làm tăng chi phí vốn cho người vay. Bởi vì người vay không có quyền sử dụng toàn bộ số tiền của khoản vay, nhưng vẫn bị tính lãi trên toàn bộ số dư.

Có thể có những lí do khác nhau cho việc tại sao người cho vay yêu cầu người vay phải giữ số dư bù trừ trước khi phát hành khoản vay. Một người tiêu dùng có thể có xếp hạng tín dụng thấp hoặc kém, hoặc một công ty có thể đang bị khủng hoảng tài chính. Dù là trường hợp nào đi nữa số dư bù trừ cũng sẽ giảm rủi ro cho người cho vay và cũng cung cấp chắc chắn một số tiền có thể được thu hồi trong trường hợp người vay không trả được nợ.

Tiết lộ số dư bù trừ

Quy tắc kế toán yêu cầu số dư bù trừ được báo cáo tách biệt so với số dư tiền mặt trong báo cáo tài chính của người vay nếu số dư bù trừ mang tính trọng yếu. Một số tiền mang tính trọng yếu là một số tiền đủ lớn để làm ảnh hưởng đến ý kiến của người đọc báo cáo tài chính.

Số dư bù trừ thường được báo cáo trên báo cáo tài chính dưới dạng tiền mặt bị hạn chế. Tiền mặt bị hạn chế là tiền do một công ty nắm giữ cho một mục đích nhất định và do đó, không có sẵn để sử dụng ngay lập tức hoặc cho mục đích kinh doanh nói chung.

Bao thanh toán trong mua hàng tồn kho

Giả sử một cửa hàng quần áo cần một hạn mức tín dụng (LOC) 100.000 đô la để quản lý dòng tiền hoạt động mỗi tháng. Cửa hàng có kế hoạch sử dụng LOC để mua hàng tồn kho vào đầu tháng, và sau đó thanh toán số dư khi cửa hàng tạo ra doanh số. Ngân hàng đồng ý tính lãi suất thấp hơn trên LOC nếu cửa hàng quần áo gửi số dư bù trừ là 30.000 đô la. 

Ngân hàng cho vay số dư bù trừ của cửa hàng quần áo này cho những người vay khác và thu được lợi nhuận dựa trên chênh lệch giữa lãi thu được và lãi suất thấp hơn trả cho cửa hàng quần áo.

Ví dụ về quản lí tiền mặt

Khi đã có LOC, cửa hàng quần áo cần quản lý dòng tiền để doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí lãi phải trả cho các khoản vay của LOC. Giả sử, ví dụ, lãi suất trên LOC có tỉ lệ hàng năm là 6% và cửa hàng bắt đầu tháng với số dư tiền mặt là $ 20.000. Cửa hàng ước tính doanh số bán hàng trong tháng là 50.000 $ và 40.000 $ hàng tồn kho cần phải được mua để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vì cửa hàng cần số dư tiền mặt 20.000 $ cho các chi phí khác, chủ sở hữu vay 40.000 $ từ LOC để mua hàng tồn kho. Gần như tất cả khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ tín dụng, vì vậy cửa hàng thu tiền mặt nhanh chóng và LOC được thanh toán vào tuần cuối cùng của tháng. Cửa hàng phải chịu một khoản chi phí lãi suất với lãi suất 6% hàng năm trên 40.000 đô la và chủ sở hữu tiếp tục vay từ LOC vào đầu mỗi tháng để mua hàng tồn kho.

(Theo Investopedia)

Hải Miên

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.