|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sáp nhập bình đẳng (Merger of Equals) là gì? Lợi ích và khó khăn khi sáp nhập bình đẳng

16:12 | 14/05/2020
Chia sẻ
Sáp nhập bình đẳng (tiếng Anh: Merger of Equals) là khi hai công ty có cùng qui mô kết hợp với nhau để tạo thành một công ty mới.
Sáp nhập bình đẳng (Merger of Equals) là gì? Lợi ích và khó khăn khi sáp nhập bình đẳng - Ảnh 1.

(Hình minh họa: CUInsight)

Sáp nhập bình đẳng

Khái niệm

Sáp nhập bình đẳng trong tiếng Anh là Merger of Equals.

Sáp nhập bình đẳng là khi hai công ty có cùng qui mô kết hợp với nhau để tạo thành một công ty mới. Trong một vụ sáp nhập bình đẳng, các cổ đông từ cả hai công ty giao lại cổ phần của họ và nhận lại chứng khoán tương đương do công ty mới phát hành. 

Lợi ích và khó khăn khi sáp nhập bình đẳng

Các công ty có thể sáp nhập để giành thị phần hoặc mở rộng sang các phân khúc mới của thị trường hiện tại. Thông thường, sáp nhập bình đẳng sẽ làm tăng giá trị cho cổ đông. 

Khi hai công ty quyết định kết hợp trong một vụ sáp nhập bình đẳng, họ làm như vậy để cải thiện vị thế của cả hai doanh nghiệp. Sáp nhập bình đẳng dẫn đến việc giảm thiểu chi phí, tạo ra sức mạnh cộng hưởng và giảm thiểu cạnh tranh, vì hai công ty đã không còn cạnh tranh để giành một thị phần nữa. 

Thông thường sẽ khá khó khăn để tạo ra một vụ sáp nhập bình đẳng, bởi vì hai công ty không thực sự ngang bằng nhau. Một cái thì luôn luôn có vị thế tốt hơn cái còn lại. Tuy nhiên, có những qui trình công nghệ và pháp lí giúp tạo ra sáp nhập bình đẳng. 

Thông thường, hội đồng quản trị của công ty mới sẽ gồm các thành viên từ mỗi công ty là như nhau. Ngoài ra, còn có một thỏa thuận về chia sẻ quyền lực giữa hai giám đốc điều hành. Việc sáp nhập được cấu trúc như một "cuộc trao đổi lấy-cổ-phiếu-mua-cổ-phiếu được miễn thuế". Trong đó, các cổ đông giữ quyền cổ phiếu như nhau. Khía cạnh khó khăn nhất của việc sáp nhập bình đẳng hoặc bất kì kiểu sáp nhập nào, là cố gắng kết hợp hai nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau thành một. 

Chuyển đổi trong sáp nhập bình đẳng

Vì việc kết hợp hai nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau là một nhiệm vụ khó khăn, ngay từ đầu, cả hai công ty cần phải xác định vai trò, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau của cả hai. Vai trò điều hành cần được nêu rõ; ai sẽ lãnh đạo công ty, ai sẽ dẫn dắt một số bộ phận nhất định, và trách nhiệm mà các vai trò này sẽ đòi hỏi. 

Điều này thường trở nên khó khăn trong sáp nhập bình đẳng, khi cái tôi, lòng trung thành và chính trị nội bộ bắt đầu phát tác. Để một vụ hợp nhất thành công, những cảm xúc và mong muốn cá nhân cần được bỏ lại phía sau, trong khi đó, thực tế và logic sẽ thay thế nó để cải thiện mục tiêu mà mọi người cần quan tâm. 

Điều quan trọng là phải nhanh chóng đưa ra các quyết định chuyển đổi này, để tránh cản trở hoạt động kinh doanh, sự sụt giảm doanh số và bất kì tác động bất lợi có thể gây ra sự bế tắc. 

Xác định thực thể công ty mới

Kết hợp hai nền văn hóa khác nhau là một thách thức đáng kể. Các nhà lãnh đạo phải xác định lại công ty bằng cách tập trung vào các đặc điểm văn hóa phù hợp. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà có thể làm hỏng vấn đề, và rất khó để có thể hành động đúng đắn. 

Một khi vụ sáp nhập được tiến hành xong, nhân viên thường bị rơi vào trạng thái mờ mịt về cách công ty mới sẽ hoạt động hoặc nếu công việc của họ gặp nguy hiểm khi những nhân viên thừa có thể bị sa thải. 

Điều quan trọng đối với lãnh đạo là xác định được mục đích của công ty mới, hướng đi của nó trong tương lai, những điểm mạnh và lợi ích của việc sáp nhập, và làm thế nào để điều này tác động tích cực đến nhân viên. Mặc dù điều quan trọng là giữ được sự nhiệt huyết của nhân viên, nhưng việc đối xử chân thành và quan tâm đến kì vọng của nhân viên cũng quan trọng không kém. 

Sáp nhập bình đẳng và mua lại

Sáp nhập bình đẳng không phải là định nghĩa chính xác nhất về sáp nhập. Hầu hết các hoạt động sáp nhập, thậm chí là thâu tóm thân thiện, cũng sẽ thấy rằng một công ty mua lại một công ty khác. Khi một công ty là bên thâu tóm, sẽ chính xác khi gọi giao dịch là mua lại. Bởi vì khi một công ty là bên mua và công ty còn lại là bên bị bán, giao dịch đó không thể được xem là sáp nhập bình đẳng. 

Việc mua lại có thể coi là thân thiện, khi công ty mục tiêu đồng ý với việc thâu tóm, hoặc có thể gọi là thâu tóm thù địch, nếu giao dịch đi ngược lại với nguyện vọng của công ty mục tiêu. Khi một thực thể nắm giữ trên 50% cổ phần và tài sản của công ty mục tiêu, họ có thể giành quyền kiểm soát hướng đi của doanh nghiệp. 

(Theo Investopedia)

Ích Y