Vào ngày 1/8, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ bậc cao nhất là AAA xuống AA+ với lý do thâm hụt ngân sách của Washington ngày càng lớn và bế tắc xoay quanh trần nợ liên tục xảy ra trong hai thập kỷ qua.
Các quan chức Fed tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ có khả năng đưa lạm phát quay về mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái, nhưng để làm vậy thì lãi suất vẫn cần được duy trì ở mức cao.
S&P 500 và Nasdaq Composite giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8 khi các nhà đầu tư xem xét một loạt báo cáo tài chính và đánh giá các dữ liệu kinh tế mới. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones đã có lúc chạm đỉnh kể từ tháng 2/2022.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7. Thị trường đang chuẩn bị cho một tuần bận rộn với báo cáo tài chính từ hơn 160 công ty thuộc S&P 500.
Nếu nguyên nhân chính khiến lạm phát hạ nhiệt trong thời gian qua là việc các chuỗi cung ứng bình thường trở lại sau đại dịch, điều này đồng nghĩa rằng các ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất để ngăn suy thoái kinh tế.
Cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google đã tăng 10% trong tuần này, sau khi công ty báo cáo thu nhập quý II/2023 vẫn tăng trưởng bất chấp tình hình khó khăn trên thị trường quảng cáo.
Tuần này, thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua một phen sợ hãi khi truyền thông đưa tin Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ cân nhắc điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC).
Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi và những kỳ vọng về chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sắp đạt đỉnh đang khích lệ các nhà đầu tư chứng khoán, ngay cả khi lo ngại về việc định giá cao quá mức và khả năng lạm phát tăng trở lại.
Nhật báo HandelsZeitung của Thụy Sỹ ngày 28/7 đưa tin, hàng trăm nhân viên phụ trách mảng đầu tư của ngân hàng Credit Suisse có thể sớm bị sa thải, trong bối cảnh UBS bắt đầu quá trình sáp nhập hai ngân hàng.
Sau loạt báo cáo kết quả kinh doanh khả quan và dữ liệu lạm phát tốt hơn kỳ vọng, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/7.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 28/7 đã quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.
Tại cuộc họp tháng 7, BoJ hứa hẹn sẽ "linh hoạt hơn" khi triển khai chính sách kiểm soát đường cong lợi suất. Một số chuyên gia coi đây là bước đi đầu tiên để Thống đốc Kazuo Ueda bình thường hoá chính sách.
Khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất đã đẩy thị trường tài chính Mỹ vào hỗn loạn trong phiên giao dịch 27/7.