|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản trị dự án (Project Governance) là gì? Nội dung

20:24 | 07/02/2020
Chia sẻ
Quản trị dự án (tiếng Anh: Project Governance) là sự áp dụng một cách phù hợp các kiến thức, kĩ năng, công cụ và kĩ thuật vào trong quá trình đề xuất dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án, theo dõi giám sát dự án và kết thúc dự án.
Quản trị dự án (Project Administration) là gì? Nội dung - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: 123rf)

Quản trị dự án

Khái niệm

Quản trị dự án trong tiếng Anh được gọi là Project Governance.

Quản trị dự án là sự áp dụng một cách phù hợp các kiến thức, năng, công cụ và  thuật vào trong quá trình đề xuất dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án, theo dõi giám sát dự án và kết thúc dự án để đạt được các yêu cầu của dự án.

Nội dung quản trị

Quản trị dự án thường bao gồm các nội dung sau:

- Xác định các yêu cầu (của công ty hoặc của khách hàng)

- Xác định và đáp ứng các nhu cầu, các mối quan tâm, và mong đợi của các chủ thể dự án trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án

- Cân đối hài hoà giữa các yêu cầu, ràng buộc khác nhau của dự án bao gồm:

+ Phạm vi dự án

+ Chất lượng

+ Tiến độ

+ Kinh phí

+ Nguồn lực

+ Rủi ro

Thứ tự ưu tiên giữa các yêu cầu

Mỗi dự án cụ thể sẽ có những yêu cầu và ràng buộc nhất định đòi hỏi nhà quản dự án cần phải xác định thứ tự ưu tiên giữa các yêu cầu.

Giữa các ràng buộc có mối quan hệ với nhau, tức là một ràng buộc thay đổi có thể kéo theo một hoặc nhiều ràng buộc khác thay đổi theo. 

Ví dụ thời hạn hoàn thành dự án được yêu cầu rút ngắn lại thường kéo theo kinh phí thực hiện dự án phải tăng lên bởi vì cần phải bổ xung thêm nguồn lực để thực hiện cùng khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn hơn. 

Nếu không thể bổ sung thêm kinh phí cho dự án thì hoặc là phải chấp nhận thu hẹp phạm vi dự án bằng cách cắt giảm một số hạng mục công việc hoặc chấp nhận giảm chất lượng đầu ra (sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng thấp hơn hoặc thay đổi phương án thi công đòi hỏi chi phí ít hơn và chất lượng thấp hơn). 

Các chủ thể dự án cũng có các ý kiến khác nhau về nhân tố nào là quan trọng nhất cho nên cũng tạo ra sự thách thức lớn cho dự án. Thay đổi các yêu cầu đối với dự án cũng có thể làm gia tăngmức độ rủi ro đối với dự án. 

Như vậy đội dự án phải có khả năng đánh giá được tình hình và có thể hài hoà được các yêu cầu khác nhau để thực hiện và chuyển giao dự án một cách thành công.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị dự án, TS. Nguyễn Quốc Duy, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2012)

Diệu Nhi