|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí an toàn thực phẩm (Food safety management) là gì? Công cụ pháp lí

10:47 | 02/06/2020
Chia sẻ
Quản lí an toàn thực phẩm (tiếng Anh: Food safety management) từ góc độ xã hội chính là việc phân loại thực phẩm giữa an toàn và không an toàn bằng công cụ pháp lí.
Quản lí an toàn thực phẩm (Food safety management) là gì? Công cụ pháp lí - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: chromsciences)

Quản lí an toàn thực phẩm 

Khái niệm

Quản lí an toàn thực phẩm trong tiếng Anh được gọi là Food safety management.

Quản an toàn thực phẩm từ góc độ xã hội chính là việc phân loại thực phẩm giữa an toàn và không an toàn bằng công cụ pháp

Mục đích

Mục đích của việc phân loại là giúp loại bỏ thực phẩm nguy hiểm khỏi thị trường trước khi chúng được tiêu thụ. 

Việc phân loại này do Nhà nước đảm nhiệm và được các các cơ quan chuyên trách tiến hành. Việc phân loại có thể tiến hành tại nhiều khâu. Tại thị trường khi thực phẩm được đưa vào bán; tại các cơ sở nông nghiệp hoặc chế biến tại cơ sở sản xuất; tại các điểm cung cấp đầu vào như giống, thuốc trừ sâu, thức ăn động vật... 

Nó cũng được đồng thời phối hợp giữa nhiều ngành, do mà các bộ trong Chính phủ cần được phân công nhiệm vụ để tiến hành quản

Các quyết định phân loại không nhất thiết phải luôn dựa trên một cơ sở khoa học vững chãi, mà đôi khi chỉ cần thể hiện ý nguyện của xã hội trước một yếu tố rủi ro khi khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng.

Các công cụ pháp lí

Về mặt thuyết, nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế hoạt động trên cơ sở tương tác giữa cung và cầu. Khi chúng ta nói đến thực phẩm an toàn hay không an toàn tức là đang nói đến thực phẩm hàng hóa, do người sản xuất đem vào thị trường để bán. 

Quản an toàn thực phẩm không liên quan đến các mô hình tự cung cấp tại gia đình. Các thị trường luôn cần một khung pháp đảm bảo giao dịch, nhằm bảo vệ cả người mua và người bán. 

Với thị trường thực phẩm, nhiệm vụ của hàng rào pháp là đảm bảo tự do lưu thông thực phẩm an toàn, nhưng cấm/cản các thực phẩm không an toàn để bảo vệ người tiêu dùng cuối cùng. 

Các công cụ pháp có thể được xếp vào 3 nhóm:

- Công cụ định hướng: Là các văn bản khung trên đó qui định các nguyên tắc, mục tiêu và hướng hành động để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Công cụ bắt buộc: Một mặt liên quan đến các sản phẩm, mặt khác đến điều kiện sản xuất và kinh doanh. Với các sản phẩm, đó là các ngưỡng an toàn tối thiểu, hay các qui chuẩn an toàn do Bộ Y tế xác lập.

- Công cụ tự nguyện: Là các tiêu chuẩn do Nhà nước hoặc tư nhân thiết lập và được khuyến khích sử dụng. Nói cách khác, các chủ thể sản xuất và kinh doanh được tùy chọn dùng hay không dùng công cụ tự nguyện.

Với 3 loại công cụ pháp nói trên, Nhà nước có thể xây dựng một hàng rào nhiều lớp để phân loại thực phẩm bẩn và không an toàn, sạch và an toàn. Mỗi lớp tương ứng với một vị trí trong chuỗi sản phẩm: tại cơ sở sản xuất, tại từng khâu phân phối, tại các chợ, siêu thị, điểm bán hàng... 

Từ quan sát này, nếu người tiêu dùng gặp phải thực phẩm bẩn thì do hai do:

- Một là, người sản xuất đã qua mặt nhà chức trách, đi vào thị trường nơi mà lưới pháp tồn tại nhưng thiếu người kiểm soát, hoặc thiếu chế tài phạt đủ sức răn đe. 

- Hai là, bản thân lưới pháp quá thưa không sàng lọc được như mong muốn. Thực phẩm bẩn đi lọt qua khe hở tại mỗi lớp hàng rào và vào đến tận thị trường. 

Hiện tại Việt Nam đang phải đối mặt với cả hai hiện trạng.

(Tài liệu tham khảo: An toàn thực phẩm nông sản, Một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản xuất phân phối và chính sách Nhà nước, Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh, NXB Nông nghiệp, 2016)

Diệu Nhi