|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đầu tư có trách nhiệm xã hội (Socially Responsible Investment - SRI) là gì? Đặc điểm

10:41 | 02/06/2020
Chia sẻ
Đầu tư có trách nhiệm xã hội (tiếng Anh: Socially Responsible Investment , viết tắt: SRI) là một khoản đầu tư được coi là có trách nhiệm xã hội nhờ bản chất của hoạt động kinh doanh mà công ty tiến hành.
Đầu tư có trách nhiệm xã hội (Social Responsible Investment - SRI) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Causeartist.

Đầu tư có trách nhiệm xã hội

Khái niệm

Đầu tư có trách nhiệm xã hội tiếng Anh là Socially Responsible Investment, viết tắt là SRI.

Đầu tư có trách nhiệm xã hội (SRI), còn được gọi là đầu tư xã hội, là một khoản đầu tư được coi là có trách nhiệm xã hội nhờ bản chất của hoạt động kinh doanh mà công ty tiến hành. 

Cốt lõi ý nghĩa của đầu tư có trách nhiệm xã hội là đầu tư có ý thức xã hội. Đầu tư có trách nhiệm xã hội có thể được thực hiện với các công ty cá nhân có giá trị xã hội tốt, hoặc thông qua một quĩ tương hỗ có ý thức xã hội hoặc quĩ ETF.

Đặc điểm của Đầu tư có trách nhiệm xã hội

Đầu tư có trách nhiệm xã hội bao gồm tránh đầu tư vào các công ty sản xuất hoặc bán các chất gây nghiện (như rượu, cờ bạc và thuốc lá) và tìm kiếm các công ty có tính chất đóng góp cho công bằng xã hội, bền vững môi trường và các nỗ lực công nghệ sạch/năng lượng thay thế.

Đầu tư có trách nhiệm xã hội có hai mục tiêu chính: tác động xã hội và lợi ích tài chính. Hai yếu tố này không nhất thiết phải đi đôi với nhau. Ví dụ, một khoản đầu tư có trách nhiệm xã hội không có nghĩa là nó sẽ mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận tốt, và lời hứa về lợi nhuận tốt cũng không đồng nhất với việc đảm bảo rằng công ty có ý thức xã hội. Một nhà đầu tư vẫn phải đánh giá triển vọng tài chính của khoản đầu tư, đồng thời cố gắng đánh giá giá trị xã hội của nó.

Đầu tư có trách nhiệm xã hội có xu hướng phản ánh môi trường chính trị và xã hội của thời kì đó. Đó là một rủi ro quan trọng mà các nhà đầu tư nên cân nhắc, bởi vì nếu một khoản đầu tư dựa trên giá trị xã hội, thì khoản đầu tư đó có thể bị ảnh hưởng nếu giá trị xã hội đó không được các nhà đầu tư ủng hộ.

Vì lí do này, đầu tư có trách nhiệm xã hội thường được các chuyên gia đầu tư xem xét thông qua lăng kính tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để đầu tư. Cách tiếp cận này tập trung vào thực tiễn quản lí của công ty, xem xét xem liệu những công ty đó có xu hướng hướng đến sự bền vững và cải thiện cộng đồng hay không. 

Có bằng chứng cho thấy việc tập trung vào phương pháp này có thể cải thiện lợi nhuận, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy việc đầu tư thành công chỉ từ việc đầu tư hoàn toàn vào các giá trị xã hội.

Khi nhận thức đối với sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang tăng lên trong những năm gần đây, đầu tư có trách nhiệm xã hội đã có xu hướng đối với các công ty tác động tích cực đến môi trường bằng cách giảm khí thải hoặc đầu tư vào các nguồn năng lượng bền vững hoặc năng lượng sạch.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.