|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích thị trường (Market analysis) là gì? Nội dung phân tích

16:28 | 21/10/2019
Chia sẻ
Phân tích thị trường (tiếng Anh: Market analysis) là quá trình phân tích các thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường nhằm tìm hiểu qui luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường để trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh.
255bd7744d6468cd9c468e56a497106b

Hình minh hoạ (Nguồn: khamsat)

Phân tích thị trường

Khái niệm

Phân tích thị trường trong tiếng Anh được gọi là Market analysis.

Phân tích thị trường là quá trình phân tích các thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường nhằm tìm hiểu qui luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường để trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh.

Mục đích phân tích

Phân tích thị trường nhằm xác định những vấn đề:

- Thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp?

- Khả năng tiêu thụ trên thị trường là bao nhiêu?

- Chiến lược kinh doanh nào làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường? 

Vấn đề cần phân tích

Nội dung phân tích sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính:

- Xác định thái độ của người tiêu dùng

Thái độ người tiêu dùng quyết định hành vi của họ. Để nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng người ta thường dùng phương pháp so sánh tính điểm. Thực chất của phương pháp này là dựa vào các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng. 

Những yếu tố này được cụ thể hóa bằng những tiêu chuẩn và trên cơ sở các tiêu chuẩn được chọn lọc cho một loại hàng hóa do nhiều doanh nghiệp khác nhau sản xuất mà tiến hành so sánh cho điểm cho từng sản phẩm của từng doanh nghiệp. 

Sau đó tính tổng điểm của từng sản phẩm và qua đó biết được thái độ và ý muốn của người tiêu dùng. 

Số điểm của mỗi tiêu chuẩn được xác định dựa vào sức hấp dẫn của tiêu chuẩn đó khiến người tiêu dùng quan tâm khi mua sản phẩm đang được so sánh đó. Tiêu chuẩn càng quan trọng càng có số điểm hệ số cao.

- Xác định kết cấu thị trường và thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là thị trường hiện tại của doanh nghiệp và là cơ sở xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Qui mô của thị trường mục tiêu vừa thể hiện thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu vừa thể hiện tình trạng và mức độ cạnh tranh hiện tại trong ngành.

Thị trường hiện tại của các đối thủ cạnh tranh và phần thị trường không tiêu dùng tương đối hợp thành thị trường tiềm năng, là mục tiêu của các hướng tăng trưởng thị trường của doanh nghiệp. 

Qui mô của thị trường tiềm năng phản ánh khả năng và triển vọng phát triển thị trường của doanh nghiệp trong tương lai.

- Phân tích các hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường

Các bộ phận thị trường luôn luôn ở thế cân bằng động, thường xuyên chuyển hóa và có qui mô không cố định. Trong quá trình kinh doanh, qui mô của thị trường mục tiêu cũng chuyển hóa. 

Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác quản , tiếp thị ... qui mô của thị trường mục tiêu có thể mở rộng, nghĩa là có thể thôn tính phần thị trường của các đối thủ cạnh tranh và hoặc thâm nhập vào phần thị trường không tiêu dùng tương đối. 

Ngược lại qui mô thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp lại. Do vậy để tồn tại và phát triển, việc nghiên cứu và phân tích các hướng tăng trưởng và thâm nhập thị trường là một việc quan trọng của doanh nghiệp khi xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Phân tích hoạt động kinh doanh,TS. Trịnh Văn Sơn, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế)

Diệu Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.