Ngân hàng Phát triển Đa phương (Multilateral Development Bank - MDB) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: abbreviationfinder.org)
Ngân hàng Phát triển Đa phương (Multilateral Development Bank - MDB)
Khái niệm
Ngân hàng Phát triển Đa phương trong tiếng Anh là Multilateral Development Bank; viết tắt là MDB.
Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) là các tổ chức tài trợ và tư vấn chuyên nghiệp cho các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Danh xưng "Ngân hàng Phát triển Đa phương" thường nói tới Tập Đoàn Ngân Hàng và 04 Ngân hàng Phát triển Khu vực: Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu, Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
Những ngân hàng này có nhiều thành viên, bao gồm cả các quốc gia đang phát triển đi vay và các quốc gia phát triển cho vay, và không hạn chế ở các quốc gia thành viên từ khu vực của ngân hàng phát triển khu vực. Mỗi ngân hàng đều có tư cách pháp lí và hoạt động độc lập - nhưng với cùng số lượng lớn các chủ sở hữu chung theo qui định, các MDB luôn hợp tác ở cấp độ cao.
Nội dung về các Ngân hàng Phát triển Đa phương
Ngân hàng Phát triển Đa phương tài trợ cho các hoạt động phát triển qua:
+ Các khoản vay dài hạn, dựa trên mức lãi suất thị trường. Để cung cấp các khoản vay này, MDB vay tiền trên các thị trường vốn quốc tế và cho các chính quyền quốc gia đang phát triển vay lại.
+ Các khoản vay rất dài hạn (thường là khoản tín dụng có thời hạn) với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường. Các khoản vay này được cung cấp qua số tiền đóng góp trực tiếp cho chính phủ các quốc gia tài trợ.
+ Một số MDB cũng tài trợ, chủ yếu là trợ giúp kĩ thuật, các dịch vụ tư vấn hoặc chuẩn bị dự án.
Một số ngân hàng và quĩ khác cho các quốc gia đang phát triển vay tiền cũng được coi là các tổ chức phát triển đa phương, và thường được gộp lại thành Các Tổ chức Tài Chính Đa Phương khác (MFI). Những tổ chức này khác với MDB về cơ cấu thành viên/chủ sở hữu hạn hẹp hoặc chú trọng vào các lĩnh vực hoặc hoạt động đặc biệt. Thí dụ:
+ Hội đồng Châu Âu (EC) và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB)
+ Quĩ quốc tế để phát triển nông nghiệp (IFAD)
+ Ngân hàng phát triển đạo Hồi (IDB)
+ Quĩ phát triển Bắc Âu (NDF) và Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB)
+ Quĩ OEPC để phát triển quốc tế (Quĩ OPEC)
Nhiều Ngân Hàng Cận Vùng được thành lập vì mục đích phát triển cũng được xếp vào nhóm các ngân hàng đa phương vì các ngân hàng này thuộc sở hữu của một nhóm quốc gia (thường là các thành viên đi vay chứ không phải là quốc gia tài trợ).
Trong số các ngân hàng này có Corporacion Andina de Fomento (CAF), Ngân hàng phát triển vùng Caribe (CDB), Ngân hàng Trung Mỹ về hội nhập kinh tế (CABEI), Ngân hàng phát triển Đông Phi (EADB), Ngân hàng phát triển Tây Phi (BOAD).
(Tài liệu tham khảo: worldbank.org)