|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Năng lực công nghệ (Technology capacity) là gì? Các tiêu chí năng lực

21:47 | 19/09/2019
Chia sẻ
Năng lực công nghệ (tiếng Anh: Technology capacity) của một quốc gia (ngành hoặc cơ sở) là khả năng triển khai những công nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay đổi công nghệ lớn.
abstract-binary-man_ai_matrix_by-ankarb-getty-100786980-large

Hình minh hoạ (Nguồn: networkworld)

Năng lực công nghệ

Khái niệm

Năng lực công nghệ trong tiếng Anh được gọi là technology capacity.

Trong các công trình nghiên cứu về năng lực công nghệ thì S. Lall đưa ra được định nghĩa mang tính tổng quát nhất. 

Theo tác giả này thì: "Năng lực công nghệ của một quốc gia (ngành hoặc cơ sở) là khả năng triển khai những công nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay đổi công nghệ lớn".

Theo định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng là hai cơ sở để phân tích năng lực công nghệ. 

Đó là: sử dụng có hiệu quả công nghệ sẵn có và thực hiện đổi mới công nghệ thành công. 

Định nghĩa này cũng đã khái quát được hai mặt cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh.

Tiêu chí

Các tiêu chí năng lực công nghệ cơ sở

Vấn đề cơ bản của phân tích và đánh giá năng lực công nghệ là chọn những tiêu chí nào phản ánh một cách đầy đủ năng lực công nghệ của một doanh nghiệp và những tiêu chí đó có thể đo lường được. 

Theo lí thuyết và thực tế có thể rút ra một hệ thống các tiêu chí như sau khi đánh giá công nghệ của một cơ sở.

- Năng lực vận hành bao gồm: 

Khả năng chọn đúng đầu vào cho công nghệ

Khả năng duy trì quá trình biến đổi ổn định: khả năng sử dụng và kiểm tra kĩ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo qui trình, qui phạm về công nghệ

Khả năng quản sản xuất, bao gồm: xây dựng kế hoạch sản xuất và tác nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát cung ứng vật tư, đảm bảo thông tin, khả năng bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ và ngăn ngừa sự cố, khả năng khắc phục sự cố xảy ra

Khả năng marketing sản phẩm

- Năng lực tiếp nhận công nghệ bao gồm: 

Khả năng tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yêu cầu của kinh doanh 

Khả năng lựa chọn hình thức tiếp nhận công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence...)

Khả năng đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Khả năng học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao

Khả năng triển khai nhanh công nghệ đã tiếp nhận

Khả năng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới

- Năng lực hỗ trợ cho tiếp nhận công nghệ của một cơ sở là khả năng của cơ sở đó trong việc giao công nghệ cho một cơ sơ khác cùng trong lãnh thổ của một quốc gia. Nó bao gồm các khía cạnh sau: 

Khả năng tìm kiếm được đối tác thích hợp để giao công nghệ; khả năng chủ trì dự án giao công nghệ

Khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho bên tiếp nhận công nghệ

Khả năng tìm kiếm nguồn tài chính và hình thức thanh toán thích hợp cho bên tiếp nhận công nghệ

Khả năng tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho bên tiếp nhận công nghệ

- Năng lực đổi mới công nghệ, bao gồm: 

Khả năng thích nghi công nghệ đã tiếp nhận (có những thay đổi nhỏ về sản phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu...)

Khả năng sao chép (làm lại theo mẫu) có thể có những thay đổi nhỏ về qui trình công nghệ

Khả năng thích nghi công nghệ được chuyển giao bằng thay đổi cơ bản về qui trình công nghệ

Khả năng tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự, thiết kế qui trình công nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu và triển khai

Khả năng sáng tạo công nghệ, tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí công nghệ, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế quốc dân)

Diệu Nhi

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.