|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mua dự phòng (Panic Buying) là gì? Đặc trưng và tác động

10:43 | 18/12/2019
Chia sẻ
Mua dự phòng (tiếng Anh: Panic Buying) là loại hành vi được đánh dấu bằng sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng mua, thường làm cho giá của hàng hóa hoặc chứng khoán tăng lên.
panic buying

Hình minh họa. Nguồn: Daily Record

Mua dự phòng (Panic Buying)

Định nghĩa

Panic Buying tạm dịch ra tiếng Việt là mua dự phòng. Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ "Panic Buying" được hiểu theo nghĩa "mua ồ ạt".

Mua dự phòng là loại hành vi được đánh dấu bằng sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng mua, thường làm cho giá của hàng hóa hoặc chứng khoán tăng lên.

Từ góc độ vĩ mô, mua dự phòng làm giảm nguồn cung và tạo ra cầu lớn hơn, dẫn đến lạm phát giá cao hơn. Ở cấp độ vi mô (chẳng hạn như trong thị trường đầu tư), nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) hoặc hành vi mua được kích hoạt bởi bán non (short squeeze) có thể làm trầm trọng thêm việc mua dự phòng.

Panic Buying và Panic Selling

- Mua dự phòng (Panic Buying), thường liên quan đến cảm xúc của lòng tham có thể tương phản với bán tháo ồ ạt (Panic Selling), có liên quan đến sợ hãi.

- Mua dự phòng là kết quả của nhiều sự kiện khác nhau. Nhìn chung, mua dự phòng làm cầu tăng từ đó kích thích tăng giá. Ngược lại, bán tháo ồ ạt dẫn đến việc tăng cung và giá giảm đi.

- Khái niệm mua dự phòng và bán tháo ồ ạt trên qui mô lớn có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi thị trường trong các kịch bản khác nhau.

Đặc trưng của Panic Buying

- Mua dự phòng hay mua ồ ạt trong thị trường tài chính thường được chứng minh bằng sự gia tăng đột biến về số lượng với phần lớn các nhà đầu tư tìm kiếm vị thế mua.

- Mua dự phòng chứng khoán có thể xảy ra khi một chứng khoán đạt đến ngưỡng hỗ trợ và cho thấy tín hiệu mạnh mẽ của sự phục hồi. Điều này có thể nhận được sự quan tâm lớn vì chứng khoán được bán với giá thấp và được theo dõi tích cực bởi một lượng lớn nhà giao dịch trên thị trường.

- Mua dự phòng cũng có thể xảy ra sau khi những thông tin bất ngờ về một công ty nào đó được tung ra ảnh hưởng tích cực đến giá trị và giá trị giao dịch.

- Các cơ chế giao dịch thị trường là nhân tố trung tâm ảnh hưởng đến sự biến động của giá chứng khoán. Kể từ khi chứng khoán giao dịch liên tục trên thị trường thứ cấp, chúng dễ dàng bị ảnh hưởng ngay lập tức khi quá trình mua dự phòng diễn ra.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng