Mô hình PRAM (PRAM Model) là gì? Các bước trong mô hình PRAM
Hình minh họa
Mô hình PRAM
Khái niệm
Mô hình PRAM trong tiếng Anh là PRAM Model.
Mô hình PRAM là mô hình đàm phán 4 bước để tạo ra tình huống đôi bên cùng có lợi.
PRAM là từ viết tắt cho Plans (Kế hoạch), Relationships (Quan hệ), Agreement (Thỏa thuận) và Maintenance (Duy trì).
Mô hình PRAM không coi các cuộc đàm phán là một trò chơi có tổng bằng không, trong đó lợi ích một bên được hưởng bằng với chi phí của bên kia, mà là cơ hội để cả hai bên cùng có lợi và thỏa mãn các mục tiêu của mình.
Quản trị mối quan hệ đang tiếp diễn rất quan trọng trong mô hình PRAM, vì một thỏa thuận cùng có lợi ngay trong trường hợp đầu tiên có thể đảm bảo rằng cả hai bên sẽ quay lại bàn đàm phán để có thêm thỏa thuận trong tương lai.
4 bước tiếp theo trong mô hình PRAM là lập kế hoạch, xây dựng mối quan hệ, thiết lập thỏa thuận và duy trì các mối quan hệ.
Các bước trong mô hình PRAM
Kế hoạch
Đây là giai đoạn đầu tiên trong qui trình. Tại bước này, các bên sẽ cố gắng tìm ra những gì họ có thể cung cấp cho nhau thông qua động lực chung. Giai đoạn kế hoạch là sự khởi đầu của mối quan hệ giữa hai bên, và mỗi bên đề xuất hợp tác 100-100, thay vì 50-50.
Trường hợp thứ hai thường được xem là một tình huống cho và nhận, trong khi trường hợp đầu tiên tạo ra vị trí ngang bằng cho các bên, do đó mang đến lợi ích chung.
Quan hệ
Khi kế hoạch đã được phát triển, cả hai bên có thể bắt đầu phát triển mối quan hệ với nhau. Đây là một giai đoạn rất quan trọng và tiêu tốn rất nhiều thời gian, vì nó phụ thuộc vào việc các bên cởi mở và trung thực lẫn nhau.
Tại giai đoạn này, cả hai bên có thể thiết lập niềm tin và bắt đầu đảm bảo với nhau rằng họ sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm và những lời hứa đã đưa ra.
Thỏa thuận
Tại giai đoạn này, mối quan hệ đã được thiết lập, hai bên có thể xác định loại thỏa thuận họ sẽ chấp nhận. Nếu hai giai đoạn đầu tiên đã được thực hiện một cách chính xác và cẩn thận, giai đoạn này sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng; và chỉ có nghĩa là hai bên đang hoàn thiện các chi tiết.
Duy trì
Đây là giai đoạn cuối cùng trong qui trình. Sau khi đạt được thỏa thuận, hai bên có thể cam kết thực hiện mọi thứ mà họ đã vạch ra trong các giai đoạn trước. Để mô hình thành công, các bên phải duy trì mọi thứ trước đó: các kế hoạch, mối quan hệ và các thỏa thuận.
Ví dụ về mô hình PRAM
Liên doanh là một ví dụ tốt về việc áp dụng mô hình PRAM trong thực tiễn. Ví dụ, công ty khai thác A đang thực hiện một dự án thăm dò vàng. Công ty A có thể triển khai kế hoạch với một công ty B khác có nhiều kinh nghiệm hơn, xác định nhiệm vụ, công việc, và lợi ích mỗi bên sẽ được hưởng từ sự cộng tác này.
Có thể công ty B sẽ cung cấp thiết bị và kiến thức luật pháp đặc thù của địa phương, thực hiện marketing cho dự án, trong khi công ty A thực hiện việc thăm dò và đánh giá địa chất.
Trong giai đoạn thỏa thuận, hai bên sẽ hoàn tất các thỏa thuận của họ - tất cả những gì đã được hứa hẹn trong các giai đoạn trước. Cuối cùng, hai công ty sẽ thực hiện và duy trì các thỏa thuận trong dự án. Thậm chí hai công ty có thể quyết định tham gia một dự án khác cùng nhau.
(Theo investopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/